• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 02: Ngôi trường hi vọng

Chương 13

0 Bình luận - Độ dài: 5,754 từ - Cập nhật:

Mọi mảnh ghép cuối cùng đã khớp vào vị trí trong đầu tôi. Một bức tranh đen tối nhưng hoàn chỉnh hiện ra rõ mồn một. Chỉ còn một câu hỏi chói lọi: Hung thủ thực sự là ai?

“Chúng ta cần gặp thầy Khánh. Ngay bây giờ,” tôi nói với Minh, giọng quyết đoán. “Nhưng...” Tôi kéo Minh ra xa, thì thầm thật khẽ, ánh mắt cảnh giác liếc về phía chú Tâm đang đứng chờ: “Cẩn thận. Rất có thể chú Tâm chính là một mắt xích quan trọng... thậm chí, là hung thủ.”

Minh giật mình, nụ cười tắt lịm trên môi. Nó nhìn tôi, ánh mắt hoài nghi ban đầu nhanh chóng tan biến trước vẻ nghiêm túc lạ thường của tôi. Nó gật đầu, và từ lúc đó, ánh nhìn dè chừng của nó không rời khỏi dáng lưng chú Tâm đang bước phía trước.

Chúng tôi đứng trước nhà thầy Khánh khi trời đã sẩm tối, hơn sáu giờ. Không khí lễ hội vẫn rộn ràng, tiếng cười nói vang vọng từ con đường phía xa. Thầy Khánh mở cửa, đôi mày nhíu lại khi thấy chúng tôi.

“Các em lại đến làm gì? Chẳng phải lần trước thầy đã nói hết rồi sao?” Giọng thầy thoáng bực bội, nhưng ánh mắt lại lộ vẻ lo lắng.

Tôi mỉm cười, giọng nhẹ nhàng nhưng đầy ẩn ý: “Bọn em chỉ muốn hỏi vài chuyện nhỏ thôi ạ. Thầy hay về muộn lắm, đúng không? Đặc biệt là mấy ngày gần đây, khi chúng em hỏi về ngôi trường cũ.”

Thầy Khánh cứng người, tay khựng lại trên nắm cửa. “Về muộn thì có gì lạ? Thầy bận công việc.”

“Công việc như kiểm tra thứ gì đó ở trường cũ, phải không ạ?” Tôi nghiêng đầu, giả vờ ngây thơ. “Cả lúc xưa cũng thế đúng không ạ? Em nghe nói bố thầy – ông hiệu trưởng cũ, rất hay nhắc đến một thứ quý giá trong nhà. Một chiếc hộp, đúng không? Chỉ những người thân cận mới biết nó được cất ở đâu.”

Thầy Khánh tái mặt, ánh mắt lảng tránh. “Sao… sao em lại hỏi chuyện đó?”

Tôi bước tới một bước, giọng vẫn bình tĩnh nhưng sắc bén: “Em đoán, thứ trong chiếc hộp đó liên quan đến kho báu của ông địa chủ. Và thầy, là người được bố giao nhiệm vụ bảo vệ nó, đúng không? Vì thế thầy hay lảng vảng ở trường, kiểm tra xem có ai phát hiện ra mật thất hay chưa.”

Minh đứng bên cạnh, mắt mở to, nhưng tôi ra hiệu cho nó giữ im lặng. Thầy Khánh mím môi, rõ ràng đang đấu tranh nội tâm. Sau một lúc, thầy thở dài, giọng trầm: “Đúng vậy. Bố thầy… ông ấy là hậu duệ của người bảo vệ kho báu. Ông địa chủ đã để lại những cuốn sách ông ấy sưu tầm được, cả số của cải ông âm thầm tích góp được, ông ấy định để thế hệ sau, khi mà chiến tranh kết thúc, con cháu có thể dùng nó để xây dựng một ngôi trường to hơn dưới núi. Vì thế ông đã bí mật mời một người thợ làm ra một mật thất với ba chìa khóa, chỉ khi đủ mới mở được, rồi giao lại cho những người thân cận. Rồi một ngày 12 năm trước, trộm đột nhập vào nhà và chúng chỉ lấy đi chiếc hộp chứa hai trong ba cái. Sau đấy ông ấy bảo thầy đi miền Nam để làm lại nhưng chỉ có thể tạo lại được một cái chính là mảnh có hình dáng như khối gỗ hình chữ nhật mà em đã nói ấy.”

Câu nói của thầy như tia lửa châm ngòi cho lập luận cuối cùng trong đầu tôi. Tôi quay sang Minh, giọng gấp gáp: “Minh! Bức ảnh! Tấm ảnh chụp mảnh vải ở nhà người đàn ông tự sát!”

Minh giật mình, lục tìm nhanh trong điện thoại rồi đưa ra. Tôi chỉ vào mảnh vải rách màu nâu sẫm trong ảnh, rồi nhìn thẳng vào thầy Khánh: “Thầy xem thử xem, thầy có nhận ra chất liệu và màu sắc của mảnh vải này không? Nó giống với... đồng phục của người giúp việc trong nhà thầy năm xưa không?”

Thầy Khánh cúi sát xem ảnh, mắt chợt mở to, sắc mặt biến đổi: “Trời... Đúng! Đây chính là chất vải và màu nâu đặc trưng của bộ đồng phục giúp việc nhà thầy! Mà cha thầy chỉ đặt may cho mấy người giúp việc lâu năm...” Bỗng thầy sững người, như thể một ký ức bị lãng quên bật dậy: “Chú Hưng! Chú Hưng, người giúp việc thân tín nhất của cha thầy, đã đột ngột xin nghỉ việc... chỉ một tháng sau vụ trộm! Ông ấy làm việc ở đây hàng chục năm, biết rõ mọi ngóc ngách trong nhà, biết cả chỗ cất thuốc tim khẩn cấp của cha thầy - thứ mà chỉ có ông ta và thầy biết!”

“Vậy tại sao ông hiệu trưởng lại không báo cảnh sát chứ? Cứ nói đại là cái hộp đó quan trọng là được rồi mà!” Minh thốt lên, như chạm đúng mấu chốt vụ án.

Thầy ấy thở dài, “được rồi, bây giờ kể cho mấy đứa cũng được, thằng Hải em cùng cha khác mẹ với thầy ấy…” thầy ngập ngừng như cố nén lại cảm xúc. “Mọi người khi tìm khắp nơi trong nhà thì phát hiện nó giấu vài bịch ma túy trong phòng, bố đã ra lệnh không ai được hé miệng nửa lời, nên bọn ta mới không báo cảnh sát.”

Tôi và Minh nghe được thì cũng thở dài hiểu ra được tình trạng lúc đó của ông hiệu trưởng.

Bây giờ, mọi thứ chốt lại với một cái tên: Chú Hưng.

“Nhưng người đó bây giờ đang ở đâu rồi chứ? Sao ta tìm được giờ?” Minh nhăn mặt.

“Đi nhanh thôi, chúng ta đã hỏi được thứ cần biết rồi!” Tôi đứng lên, kéo tay Minh đi ngay.

“Biết được gì rồi à?” Minh giọng nhỏ nhẹ, quay sang nói với tôi.

Đáp lại nó với một nụ cười mỉm đắc ý, rồi bọn tôi rời khỏi nhà thầy Khánh. Trên đường đi nó cứ nằng nặc đòi tôi giải thích mãi, nhưng lúc này việc quan trọng nhất đang đợi chúng tôi lật bức màn sự thật lên.

Chúng tôi phóng như bay trở lại ngôi trường bỏ hoang. Màn đêm dày đặc bao trùm, tiếng ồn ào của lễ hội phía xa chỉ càng tô đậm thêm vẻ âm u, tĩnh mịch đến rợn người của nơi này. Ánh trăng lưỡi liềm le lói chiếu xuống những bức tường đổ nát, in đầy bóng đen kỳ dị. Gió rít qua những kẽ gạch vỡ, mang theo hơi lạnh thấu xương. Chúng tôi rón rén tiến vào sân trường, hơi thở nín lại.

Đột nhiên, từ phía sau dãy lớp học cũ, có tiếng thì thào quát tháo vọng ra, phá tan sự yên lặng. Tôi ra hiệu cho Minh dừng lại, cả hai nép sát vào bức tường gạch nứt nẻ, lắng nghe.

Một giọng nói khàn khàn, khá quen thuộc gầm lên, đầy hằn học: “...Nói đi! Mày cất mảnh chìa khóa kia ở đâu? Đừng hòng im lặng mà qua được!”

Một giọng khác, run rẩy, đứt quãng vì sợ hãi đáp lại: “Tôi... tôi bảo rồi... không biết... kho báu gì cả?”

“Không biết?” Giọng khàn khàn đe dọa, tiếng bước chân dồn dập. “Cái trò ngây thơ ấy vô dụng rồi, Hải! Mày tưởng tao quên được chuyện ngày xưa mày giúp bọn tao vận chuyển mấy gói hàng trắng đấy hả? Muốn cảnh sát biết không?”

“Xin... chú đừng...” Giọng nói kia nghẹn lại, gần như nức nở. “Tôi... thực sự không biết mà! Tôi chỉ đưa hàng cho chú thôi...”

“Im miệng!” Một tiếng quát chói tai. Không khí như đóng băng.

Đã đến lúc. Tôi bước ra khỏi bóng tối, ánh đèn pin trên tay bật sáng, xé toang màn đêm, chiếu thẳng vào khuôn mặt đang biến sắc của chú Tâm và người đàn ông co rúm trong sợ hãi - anh Hải.

“Anh ta không biết được đâu!” Tôi cất tiếng, giọng lạnh băng, vang vọng trong không gian tĩnh mịch. Ánh đèn dừng lại trên khuôn mặt giả bộ ngây ngô giờ đã hiện nguyên hình là sự gian xảo của chú Hùng. “Đúng không, ‘chú Hưng’? Hay giờ nên gọi là ‘chú Hùng’ - tên trộm ranh mãnh và kẻ gián tiếp hại chết ông hiệu trưởng 12 năm trước?”

Chú Hùng giật mình, mắt nheo lại dưới ánh đèn chói. Một thoáng bối rối thoáng qua, nhanh chóng bị vẻ lạnh lùng che đậy. “Nhóc con?” Hắn cố giữ giọng điệu thân thiện cũ, nhưng nó nghe giả tạo đến ghê người. “Tối rồi, không ra lễ hội vui chơi, lại lên đây chơi đùa trò trinh thám à?”

Thấy được sự giả bộ nực cười của hắn, tôi bước thêm một bước. Ánh trăng vạch đường trên nền đất nứt nẻ như muốn soi rõ sự thật. “Thôi thì nếu chú thích diễn...” tôi hạ giọng trầm xuống “...thì cháu đành vạch trần vậy.”

Không gian đặc quánh im lặng. Chỉ còn tiếng gió rít qua những bức tường đổ nát. Tôi bắt đầu, từng câu rành rẽ:

“Tất cả bắt đầu từ ‘mười hai năm trước’.” Ánh mắt tôi xiên thẳng vào chú Hùng. “Chú - lúc ấy còn là Hưng - người giúp việc thân tín, đã lên kế hoạch đánh cắp chiếc hộp quý chứa hai chìa khóa kho báu từ nhà ông hiệu trưởng. Để khỏi bị nghi, chú rủ thêm vài tên đồng bọn.”

Tôi dừng lại, quan sát nét mặt đang dần căng thẳng của hắn. “Sau khi trộm được, chú giao hộp cho đồng bọn mang ra chân núi giấu. Khi mọi người đuổi theo định vị, chú đã rất khôn ngoan... nhập vào đoàn tìm kiếm! Vì trên núi sóng yếu và để an toàn, chú bảo chúng ‘chôn xuống đất’, đúng không?”

Chú Hùng mím chặt môi, ánh mắt lảng tránh.

“Một tuần sau,” tôi nhấn mạnh, “chú và đồng bọn mới dám lên đào lại. Nhưng...” giọng tôi trở nên lạnh lẽo, “tối định mệnh đó, ba nữ sinh chơi cầu cơ ở phòng gần đó. Có lẽ họ nghe tiếng đào bới, hay tiếng nói chuyện... mà dám ngó ra xem.” Tôi dừng lại, để câu nói ngấm vào bóng đêm. “Để rồi bị bọn chú phát hiện. Kết cục... cả ba bị thủ tiêu, đúng không?”

Hắn đứng im như tượng, bàn tay nắm chặt.

“Nói thêm...” tôi tiếp tục, giọng đầy mỉa mai “hôm ấy cũng là ngày chú ‘nhận hàng’ từ anh Hải. Anh ta chỉ đến giao ma túy như hẹn, đến trước khi vụ thảm sát xảy ra... nên hoàn toàn vô tội về chuyện đó.”

Anh Hải ở góc tường khóc nức nở. Chú Hùng vẫn im lặng, nhưng gương mặt dưới ánh trăng đã tái đi.

“Vụ tiếp theo...” tôi chuyển hướng, giọng sắc như dao “cái chết dàn dựng của anh được coi là tự tử vài ngày sau đó.” Tôi chỉ tay về phía hắn. “Chúng tôi đã tìm thấy mảnh vải có vẻ là từ đồng phục giúp việc cũ dưới khe sàn - chính loại chú đang mặc lúc ấy! Vết máu nhỏ giọt khi chú bất ngờ đánh úp từ phía sau bị báo che, vết tường lõm chứng tỏ đã có cuộc vật lộn... Tất cả chứng tỏ đây là vụ giết người rồi dàn dựng thành tự sát.”

Tôi bước gần hơn, ánh mắt không rời kẻ đối diện. “Chú treo cổ anh ta, rồi giả hiện trường ‘tự sát sau khi bị quỷ rút máu’... nhưng sai lầm chết người của chú là khi cứa cổ, nếu người đó tự cứa tức là còn sống, máu sẽ phun khắp nơi, bắn lên tường, loang rộng trên sàn, vết cắt đôi phần sẽ không dứt khoát. Nhưng ở hiện trường, chỉ có vài giọt máu đọng gần cổ và dưới chân nạn nhân, dấu hiệu tim người đó đã ngừng đập. Vết cắt quá đều, không có dấu giãy giụa, vì người đó đã chết khi chú ra tay. Chú cố bắt chước vụ cầu cơ, vẽ lại bức họa của nữ sinh tài hoa, nhưng bản sao vụng về, lộ rõ sự dàn dựng!” Tôi cười khẽ. “Chú tưởng bắt chước được hình bùa của cô nữ sinh có hoa tay? Nhìn như đứa trẻ đang bắt chước ấy! Có vẻ...” tôi liếc nhìn đôi bàn tay hắn “...dù đan len giỏi, nhưng vẽ vời thì chú dở lắm. Tôi đã thấy chú đan khi trông anh Quang nằm viện, chắc đó là thói quen mỗi khi rảnh rỗi lúc còn làm giúp việc.”

Mặt hắn giật giật. Tôi không buông:

“Vụ anh Béo còn để lại manh mối cuối...” giọng tôi hạ thấp, như lưỡi dao sắc “Trước khi tắt thở, anh ta cố vẽ dấu cộng hoặc chữ thập trên chiếc đồng hồ. Tôi cứ nghĩ mãi về toán học, số 10... cho đến khi hiểu ra: đó là hình thánh giá chưa hoàn thiện anh ta định vẽ!”

Tôi giơ tay chỉ thẳng vào cổ chú Hùng. “Và vật chứng sống đang đeo trên cổ chú! Anh Béo nhìn thấy nó khi chú siết cổ hắn!”

“Láo toét!” Hắn gầm lên, nhưng tay vô thức sờ vội lên dây chuyền thánh giá. “Thánh giá thì ai chả đeo!”

“Đúng,” tôi gật đầu, nụ cười đắc ý nở trên môi “Nhưng anh Béo chỉ quen mỗi nhóm các chú... và trong đó, chỉ mình chú đeo thứ này!”

Dưới ánh trăng lạnh lẽo, sắc mặt chú Hùng trắng bệch. Tất cả sự giả bộ đã tan biến, chỉ còn lại gương mặt thật của kẻ sát nhân.

Hắn cười gằn, âm thanh lạnh như băng cắt vào màn đêm. “Bằng chứng? Toàn là mày suy diễn thôi! Không có thứ gì buộc tội được ta cả!”

Tôi hít sâu, giữ vững ánh mắt thách thức. “Không ư? Trong căn phòng anh Béo chết, ngoài vết máu lớn từ vết cứa cổ... còn có những giọt máu nhỏ hơn, loang ra từ vết thương khác.” Tôi chỉ thẳng vào cổ tay trái hắn, nơi một vết sẹo mờ lẫn trong bóng tối. “Máu đó không phải của nạn nhân. Nó là của chú! DNA từ những giọt máu chú và từ chỗ ấy sẽ khớp với nhau... và khớp với chú! Cảnh sát chỉ cần lấy mẫu là đủ kết tội!”

Một thoáng hoảng loạn lóe lên trong mắt hắn. Hắn im bặt, hàm răng nghiến chặt. Bầu không khí căng như dây đàn. Có gì đó không ổn... Linh cảm báo động dội lên trong đầu tôi.

Rồi đột nhiên, hắn bật cười - một tiếng cười trống rỗng, vô hồn. “Được. Là ta.” Giọng hắn đều đều, vô cảm như kể chuyện người khác. “Mười hai năm trước, bọn chúng nó đã thấy cảnh hai thằng kia đang đào hộp chìa khóa... và cầm trên tay bịch hàng trắng. Chẳng cần suy nghĩ, ta tiễn chúng nó đi luôn cho yên chuyện. Định giấu xác trong phòng, nhưng cái phòng ấy... kỳ quái quá. Nên ta đổi ý, quẳng xuống khu rừng sâu cho khuất mắt. Trong lúc ta đang ‘thuyết phục’ thằng nhãi nhát gan - nó hối hận, khóc lóc đòi đầu thú, thôi thì tao để thằng đàn em kia được lệnh đi xử lý thi thể. Xong việc quay lại, không thấy thằng kia đâu, không thấy xác đâu... tưởng nó xử lý xong rồi! Ta liền dọn sạch vết máu, đổ thùng sơn ra nền nhà, để lại vòng tròn bùa chú cho thêm phần ma mị. Rồi rút theo lối dưới gốc đa... Ai ngờ hôm sau thiên hạ đồn ma quỷ tha xác! Thằng đàn em kia biến mất luôn, chắc sợ nên đã chạy trốn. Thằng nhãi nhát gan kia thì định trốn đi đầu thú... nên ta ‘tiễn’ nốt.” Hắn hất hàm về phía anh Hải đang co rúm. “Còn thằng Béo? Nó mò được mảnh chìa khóa rác rưởi ta đánh rơi, lại còn ngông cuồng đòi chia 8 phần kho báu? Thế là... tiễn luôn!”

Vừa kể, hắn vừa tiến tới. Sự tàn nhẫn trong từng lời khiến máu tôi đông lại. Tôi lùi bước. Roẹt! Một tia sáng lóe lên từ tay hắn - một con dao găm sắc lẹm!

Tôi định xoay người bỏ chạy thì từ bóng tối, một bóng đen khổng lồ phóng ra như bão táp! Một lưỡi liềm cong vút chém xuống chỗ hắn đứng. Hắn nhanh như cắt, né người, nhưng vẫn chậm một phần giây - Phập! Lưỡi liềm quét ngang bắp chân hắn. Một vệt máu đỏ thẫm bắn tung tóe, nhuộm đỏ nền đất. Hắn rên rỉ, lảo đảo.

Dưới ánh trăng mờ, bóng người hiện ra: một người đàn ông trung niên gầy guộc nhưng đôi mắt cháy bỏng ngọn lửa căm hờn. Gương mặt khắc khổ, nước da đồng hun, trông xa lạ.

“Chú Sơn! ĐỪNG!” Một tiếng kêu thảng thốt vang lên. Anh Quang từ đâu lao tới, hai tay ôm chặt lấy cánh tay vạm vỡ đang cầm lưỡi liềm của người đàn ông. “Chú không được giết hắn! Chú sẽ thành tội phạm đó!”

Chú Sơn? Bố của một trong ba nữ sinh! Tôi chợt hiểu. Ngọn lửa phẫn nộ trong mắt ông ta giải thích tất cả. Ông đã nghe được toàn bộ câu chuyện kinh hoàng, nén đau thương đến tận giây phút này.

Chú Sơn gầm gừ như thú dữ, cố giật tay ra nhưng anh Quang ôm chặt. “Buông tao ra! Nó giết con tao! Tao phải bắt nó trả giá!”

Lợi dụng lúc hỗn loạn, chú Hùng, mặt nhăn nhó vì đau đớn nhưng mắt sáng rực lên vẻ điên cuồng, rút từ sau lưng ra một khẩu súng lục ngắn!

Đùng! Đùng!

Hai phát đạn nổ chát chúa. Anh Quang kêu lên đau đớn, ôm lấy vai trái đẫm máu, ngã quỵ xuống. Chú Sơn rú lên, một viên đạn xuyên qua đùi phải, viên kia trúng bắp tay trái đang cầm liềm. Lưỡi liềm rơi loảng xoảng. Chú Sơn gục xuống, máu ướt đẫm chân.

“Ha... ha ha ha!” Chú Hùng cười ngặt nghẽo, khẩu súng run run nhưng vẫn chĩa về phía chúng tôi. Máu từ chân hắn chảy thành vũng. “Đồ ngu! Giờ thì ai cứu được các ngươi? Tao sẽ cho tất cả xuống địa ngục sớm hơn dự định! Bắt đầu từ...” Hắn đưa nòng súng chậm rãi về phía chú Sơn đang quằn quại.

“KHOAN!” Một giọng nói quen thuộc, đầy lo lắng vang lên từ cổng trường. Thầy Khánh bước ra, tay cầm một vật hình chữ nhật bằng gỗ sẫm màu - mảnh chìa khóa thứ ba! “Hưng! Dừng lại! Đây... đây là cái chú cần! Ta đưa cho chú! Đổi lấy mạng sống của mọi người ở đây! Chú hãy lấy nó và đi!”

Chú Hùng quay sang, mắt sáng rực lên vì tham lam khi nhìn thấy mảnh chìa khóa. Nhưng rồi hắn lại cười phá lên, tiếng cười đầy khinh bỉ: “Ha ha! Tên thầy ngốc nghếch! Giết xong bọn này, tao vẫn lấy được cái chìa khóa rác rưởi của mày! Cần gì đổi? Mày tưởng tao ngu đến thế sao?”

Trong lúc hắn quay sang mắng thầy Khánh, Minh, đang núp sau bụi cây gần đó, định bật dậy lao ra giúp tôi. Tôi ra hiệu gắt gao bảo nó dừng lại. “Mang gì không?” Tôi thì thầm gấp gáp.

Minh gật đầu đầy tự tin, móc túi lôi ra... một cái còi báo động màu vàng chói. “Phát minh báo động tự chế! 120 decibel!” Nó thì thào hãnh diện.

Tôi trợn mắt, thở dài não nề. “Trời ạ... Thế thì để làm gì?!”

Bế tắc. Tôi đảo mắt nhìn quanh, hy vọng mong manh. Ánh mắt dừng lại ở tấm biển gỗ cũ kỹ, bong tróc sơn, treo lệch trên cổng dãy nhà học. Dòng chữ nguệch ngoạc nhưng rõ ràng:

“HÃY VIẾT LÊN TƯƠNG LAI! SÁCH, BÚT - CHÌA KHÓA MỞ CÁNH CỬA KHO BÁU VĨ ĐẠI NHẤT!”

Một tia chớp lóe lên trong đầu tôi. Kho báu... chìa khóa... Sách, Vở, Bút? Tôi nhớ lại ba mảnh chìa khóa thầy Khánh kể và hình vẽ anh Béo mô tả: Một cái hình chữ nhật giống khúc gỗ, một cái tấm hợp kim dẹt to bằng quyển vở, cái chìa khóa hình con chim.

“Phải rồi, đấy là gợi ý thứ tự để ba cái chìa khóa đúng. Nhưng cái thứ ba ở đâu chứ?” Tôi vắt óc nghĩ. Sách thì tượng trưng cho gì chứ? Nó ám chỉ đến chỗ nào chứ? Chợt tôi nhớ lại khi bước chân vào ngôi trường này, thứ đập vào mắt là cây cột cờ, nó ở chính giữa ngôi trường, rất khó hiểu, dường như là có ý đồ. Khi cố nhớ lại khi bước vào, tôi chợt nghĩ ra.

“Cột cờ!” Tôi thốt lên. Ông địa chủ không giấu chìa khóa dưới gốc đa hay chỗ nào khác... mà giấu dưới chân cột cờ, vì khi bước vào trường cây cột cờ sẽ chia tấm biển thành hai nửa giống như quyển vở vậy! “Mảnh thứ ba - tấm phẳng giống cuốn vở - ở chỗ cột cờ! Thứ tự mở khóa là Vở trước, rồi đến Bút, rồi mới đến Chìa Khóa thật!”

“Gì?!” Chú Hùng giật mình, quay phắt lại. Ánh mắt hắn dán chặt vào cột cờ sừng sững giữa sân trường. Lòng tham lấn át cả nỗi đau và cảnh giác. Hắn lết vội về phía cột cờ, bỏ mặc chúng tôi, khẩu súng hạ thấp.

“Không... không được! Kho báu của ta!” Hắn điên cuồng tìm dưới chân cột cờ. Chỉ một lúc, một vật phẳng, hình chữ nhật, bọc vải dầu được được giấu ở phần bệ cột cờ. Mặt hắn giãn ra nụ cười chiến thắng điên dại. “HA! TAO TÌM THẤY RỒ... ƯỪNG!”

Một tiếng rú đau đớn cắt ngang. Chú Sơn, dù đùi và tay đẫm máu, đã dùng hết sức lực cuối cùng vùng lên như mãnh hổ! Lưỡi liềm bị bỏ quên trên đất được ông vung lên trong một cú chém tuyệt vọng, đầy phẫn nộ! Xoẹt! Lưỡi thép lạnh lẽo quét ngang cổ tay phải đang giữ súng của chú Hùng.

Chú Hùng gào thét. Bàn tay phải gần như đứt lìa, khẩu súng rơi xuống đất. Máu phun thành tia.

Đùng! Một phát súng nổ. Chú Sơn lảo đảo, bụng trái đỏ lòm. Ông ngã vật xuống, ánh mắt vẫn không rời kẻ thù, đầy hận thù và... thanh thản.

Không chần chừ, tôi lao tới như tên bắn. Trong tích tắc, tôi đạp mạnh khẩu súng văng xa khỏi tầm tay chú Hùng đang quằn quại, rồi nhặt nó lên. Nòng súng lạnh ngắt chĩa thẳng vào kẻ sát nhân đang nằm giãy đành đạch giữa vũng máu của chính hắn và chú Sơn.

“Đứng im!” Giọng tôi gằn lên, lạnh hơn băng. “Trò chơi... thực sự kết thúc rồi, chú Hùng.”

Dưới ánh trăng lạnh lẽo, bóng đêm như tấm màn tang bao trùm ngôi trường hoang tàn. Không gian chìm trong tĩnh lặng nặng nề, chỉ vang lên tiếng thở dốc đứt quãng của kẻ bại trận và mùi máu tanh nồng quyện với hơi lạnh đêm khuya.

Tôi vội vã quỳ xuống bên người cha tội nghiệp. Vết đạn trên bụng chú Sơn đã nhuộm thẫm tấm áo, lan rộng như một đóa hoa tử đằng chết chóc. “Không kịp rồi...” lời thì thầm nghẹn ứ trong cổ họng tôi. Chú Hùng đã bị thầy Khánh khống chế bằng chiếc thắt lưng, gằm mặt thở hồng hộc bên gốc cây. Tôi chợt nhớ đã nhờ cô Linh báo cảnh sát nếu chúng tôi không trở lại, nhưng đến giờ phút sinh tử này, con đường vào trường vẫn vắng lặng như tờ.

Anh Quang, mặt tái nhợt vì mất máu, lê từng bước nặng nhọc về phía chú Sơn. Anh quỳ xuống, bàn tay không bị thương run rẩy đặt nhẹ lên vai người đàn ông đang hấp hối. “Bác ơi... sao bác lại liều mạng vậy?” Giọng anh nghẹn lại, gương mặt biến dạng bởi một nỗi đau không tên: sự hối hận? Xót thương? Bất lực, đan xen. “Cháu... cháu xin lỗi...”

Chú Sơn gượng mở mắt. Ánh mắt đục mờ tìm kiếm khuôn mặt anh Quang, đôi môi tái nhợt mấp máy. Không thành tiếng. Chỉ một luồng hơi yếu ớt phả ra.

Tôi cúi sát hơn, tai gần kề môi chú. “Cuộc đời bác...” giọng tôi khẽ run khi thuật lại từng lời thều thào “... đã nhuốm quá nhiều đau thương. Bác chỉ mong con gái bác được hạnh phúc...” Một giọt nước mắt lăn dài trên gò má nứt nẻ của chú. “Nhưng chính sự cố chấp đi tìm ‘hạnh phúc’ theo cách của bác... đã biến hy vọng của nó thành tro tàn...”

Khoảnh khắc ấy, gương mặt chú Sơn bỗng dãn ra. Nỗi đau đớn, uất hận dường như rút cạn, nhường chỗ cho một vẻ thanh thản lạ kỳ. Người ta bảo lúc cận kề cái chết, ký ức ùa về như thước phim quay chậm. Trên khuôn mặt người đàn ông khắc khổ ấy, một nụ cười nhẹ, thật nhẹ, nở khẽ. Không phải nụ cười của niềm vui, mà là sự giải thoát. Chú đang nhìn lại quãng đời dài đằng đẵng, không còn là nỗi đau xé lòng, mà như những thước phim đã qua, được chấp nhận và buông xuôi. Ánh mắt chú nhìn xuyên qua bóng đêm, như hướng về một nơi xa lắm.

“Sống...” hơi thở chú yếu dần “... tốt... nhé...”

Lời trăn trối cuối cùng tan vào đêm như hạt sương rơi. Cánh tay đang nắm chặt áo tôi bỗng buông lỏng, rơi xuống nền đất lạnh. Ánh sáng trong đôi mắt người cha thương con đến cháy bỏng ấy tắt hẳn. Một sự tĩnh lặng đau lòng bao trùm.

Ngay lúc ấy, từ xa vọng lại tiếng còi hụ não nùng. Ánh đèn pha chói lòa xé toang màn đêm, báo hiệu sự có mặt muộn màng của những người thi hành công lý. Tiếng bước chân rầm rập, tiếng ra lệnh gấp gáp vang lên. Nhưng với chú Sơn, với ba cô gái năm nào, với anh Béo... sự công bằng ấy đã đến quá chậm trễ.

Dưới ánh trăng bàng bạc, tôi đứng lặng. Mùi máu, mùi đất ẩm, và cái lạnh thấu xương như một lời ai điếu cho những mảnh đời vỡ nát nơi ngôi trường bị lãng quên này. Kho báu thực sự, sự sống, hạnh phúc giản đơn, đã bị đánh đổi bằng biển máu và nước mắt. Và sự thật tàn khốc ấy, mãi mãi in hằn trong tâm trí tôi.

Ánh trăng đổ dài trên nền đất lạnh, ngôi trường hoang ẩn mình trong bóng tối như một chứng nhân câm lặng cho những bi kịch đã qua. Mọi âm thanh dường như bị nuốt chửng bởi màn đêm đặc quánh, chỉ còn tiếng gió rít nhẹ qua khe cửa gãy, và nhịp thở đứt quãng của những kẻ đã đi đến tận cùng sự thật.

Tôi đến bên anh Quang, ánh trăng yếu ớt hắt lên mái tóc ướt sũng mồ hôi của anh sau màn đối đầu mệt mỏi. Anh chỉ cười mỉm với tôi, vẻ mặt vừa rã rời vừa rạng ngời, rồi bắt đầu kể: tối nay anh đã dũng cảm trở lại nơi cũ, gặp mặt người phụ huynh năm xưa từng ruồng bỏ mình. Người ấy giờ đây mới dám khuấy động lại quá khứ bằng cú đánh mạnh, như muốn giải tỏa khối uất ức đã chất chứa bấy lâu. Chú Sơn thì đã dẫn anh băng qua một đường hầm do tự tay chú đào, xuyên thẳng ra phía sau dãy lớp học, nơi lần trước anh đã bị đánh ngất xỉu khi bị truy đuổi. Giờ thì tôi mới hiểu, con đường tăm tối ấy đã giúp chú kịp thoát thân trong tích tắc.

Họ vừa đi qua đoạn hành lang đó thì gặp tôi đang nói chuyện với chú Hùng. Anh Quang vội chạy đến bên, kiềm chế để giúp chú ấy bình tâm lại. Trong tay anh, máu vẫn đỏ tươi đọng ở những đầu ngón run rẩy, song vết thương đó không phải do viên đạn từ khẩu súng của chú Hùng gây ra. Tôi khẽ thở dài, như thể nhìn thấy trước toàn bộ sự thật sắp được hé lộ.

Trong khoảng không im lặng bất chợt ấy, tôi bật cười lạnh: “Huầy… có lẽ chúng ta nên cho mọi bi kịch dừng lại ở đây rồi nhỉ?” Giọng tôi bỗng trở nên cương quyết. Câu nói dứt khoát vang lên giữa đêm khiến mọi người sửng sốt. Từ gã nghi phạm cho đến đội cảnh sát đều ngẩn người nhìn tôi, ánh mắt vừa ngờ vực vừa kinh ngạc. Tôi đứng thẳng người và lên tiếng: “Giờ chỉ còn một bí ẩn duy nhất mà đến cả chú Hùng cũng chưa thể trả lời: ba thi thể nữ sinh đang ở đâu?”

Mọi người chết lặng vì câu hỏi của tôi. Họ quay sang chú Hùng, sốt sắng gặng hỏi: “Ông ở giấu họ ở đâu?” nhưng ông chỉ mím môi, đầu gật gù, gằn giọng: “Tao làm sao biết được! Thật sự không biết!” Đôi mắt ông vừa hằn lên chút oán giận, lại thoáng tia tuyệt vọng. Tôi khẽ mỉm cười tự tin hơn, rồi chỉ tay về phía căn phòng đặt bàn cầu cơ trước mặt: “Câu trả lời ở ngay đằng kia kìa!”

Mọi người quay theo ánh mắt tôi rồi chăm chú lắng nghe. Tôi bắt đầu giải thích với giọng nhỏ dần: “Tôi đã đọc tài liệu của anh Béo. Có ghi nếu ba chiếc chìa khóa không đặt đúng thứ tự, cái bẫy sẽ kích hoạt. Có lẽ tên đàn em của chú Hùng đã vô tình nhặt được một mảnh chìa khóa rồi giấu nó trong một cái hộp. Hắn phát hiện một ổ khóa chìm dưới nền nhà – vết lõm mà bình thường chúng ta sẽ bỏ qua. Giữ mảnh khóa trên tay, hắn tò mò thử đặt vào. Nhưng chiếc mảnh đó đáng lẽ phải nằm ở vị trí thứ hai, ngay sau miếng chìa khóa khác được giấu dưới chân cột cờ kia.”

Khi hắn vô tình đặt sai, cả mặt sàn bỗng nghiêng xuống. Gã đàn em cố sức bám víu vào mép hố để giữ mình, nhưng vẫn tuột xuống, tạo nên mấy vệt xước trên nền đá. Cùng lúc đó, xác ba nữ sinh cũng trượt theo, kéo thêm cả một cái ghế. Khi bẫy khép lại và sàn nhà trở về vị trí cũ, chỉ còn lại vệt máu loang lổ – ba thi thể nhỏ bé kia đã tuột mất cùng hắn trong bóng tối, không một ai hay biết.

Chưa kịp để tôi nói hết, các cảnh sát đã tức tốc hành động. Họ lắp ba chìa khóa vào ba ổ đúng thứ tự. Chỉ chốc lát, cánh cửa ngầm khẽ mở, hé lộ một cầu thang gỗ mốc dẫn xuống lòng đất. Chúng tôi lần lượt bước xuống, trước mắt hiện ra cả một kho báu kỳ lạ: hàng nghìn cuốn sách cổ sờn ố bìa da nằm im lìm bên vô số cổ vật nhuốm mầu thời gian. Giữa đống đồ vật, một mảnh giấy được bảo quản trong hộp kính thu hút mắt chúng tôi. Tôi cẩn trọng lấy ra và đọc thầm dòng chữ:

‘Kho báu thực sự này chỉ dành cho những tâm hồn tri thức. Ta mong rằng người tìm thấy nó sẽ giữ gìn và bảo vệ cho thế hệ sau. Ta cũng mong họ trả lại báu vật này cho ngôi làng dưới chân núi, ta muốn họ dựng lên một gian lưu giữ, nhưng vẫn mở cửa để mọi người khắp nơi đều có thể chiêm ngưỡng.’

Những lời nhắn nhủ sâu sắc ấy khiến chúng tôi lặng người, không ai nói thêm lời nào. Ở góc khuất tối, ba bộ xương tiều tụy của ba nữ sinh nằm cạnh nhau, từng đốt xương nhỏ còn dính mảnh đạn bạc trên lồng ngực nhỏ. Gần đó, một bộ khung người đàn ông gục ngã như vừa rơi từ trên cao xuống, trên cánh tay gẫy của hắn vẫn loang lổ những vệt máu khô. Tất cả đều đúng như tôi đã suy đoán: người đàn ông kia đã vô tình kích hoạt cái bẫy, khiến cả hắn và ba cô nữ sinh rơi thẳng xuống vực sâu. Thi thể họ cuối cùng cũng được đưa ra ánh sáng, sau hơn mười hai năm nằm im trong bóng tối.

Khi anh Quang và cô Linh nhìn thấy sợi dây đeo tay trên cổ tay bộ xương rơi ra, hai người nhận ra ngay manh mối đau đáu. Phải rồi, đó chính là...! Trong khoảnh khắc vừa kinh hoàng, vừa thảng thốt, tiếng thét đau đớn của người đàn ông vang lên xé lòng như tiếng thú hoang đang hấp hối. Cô Linh òa khóc nức nở, ôm mặt sụt sùi rồi ngã gục hẳn, khuôn mặt ướt nhòa những giọt lệ xé lòng.

Chân tướng cuối cùng cũng được lột trần. Các bằng chứng không thể chối cãi đã buộc chú Hùng phải chịu trách nhiệm. Không lâu sau đó, cảnh sát áp giải chú Hùng ra ngoài. Đôi mắt hắn lấm lét, giọng gượng gạo vỡ nhạt đầy hối hận, ông biết công lý đã đến gần, không còn chốn dung thân cho tội lỗi. Bóng người chú Hùng khuất dần trong ánh đèn flash, những oan ức được giải tỏa, nhưng nỗi đau trong lòng mỗi người vẫn đọng mãi.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận