Buổi tối:
Minh không ngừng đặt ra giả thuyết về ba nữ sinh mất tích. Từ chuyện linh hồn kéo xuống địa phủ, tôi chẳng buồn nghe, cố nhích ra xa, tay bịt chặt tai.
Suốt nửa tiếng, nó nói như cái máy khiến tôi không tài nào chợp mắt. Tôi phải khuyên mãi, nó mới chịu ngậm miệng, nhắm mắt ngủ.
Sáng hôm sau:
Nó dậy sớm hơn cả tôi, mặt mày hớn hở giơ cuốn sổ đầy giả thuyết mới. Tôi quay đi ngay trước khi nó kịp há mồm.
Trên vườn bưởi:
Chúng tôi được giao thu hoạch bưởi sau vườn. Tôi có cảm giác như bị chúng vây hãm. Ông hướng dẫn: một người dùng gậy móc cuống, người kia đứng đỡ trái rơi, tránh dập.
Buổi trưa:
Minh bất ngờ hỏi ông bà:
“Bà ơi, bà có biết chuyện ba nữ sinh mất tích ở trường trên núi không?”
Bà đang uống nước rau luộc suýt sặc:
“Trời, cháu biết chuyện đó làm sao? Lâu lắm rồi, phải không ông?”
Ông gật đầu, giọng trầm:
“Ừ... Người ta lục soát khắp nơi mà chẳng thấy tăm hơi.”
Bà chen vào, giọng hạ thấp:
“Kẻ bảo chúng bỏ trốn, người lại rỉ tai nhau... ma quỷ bắt đi đấy! Cảnh sát bận rộn cả tháng trời mà chẳng tìm được dấu vết gì đáng kể...” Bà ngập ngừng, nét mặt nghiêm trọng: “Nghe mấy người bạn kể lại... đêm ấy người ta phát hiện một căn phòng kinh hoàng. Sàn đỏ như máu, giữa phòng có vòng tròn... cứ như vừa có kẻ gọi hồn rồi bị quỷ sát hại, tha xác đi vậy.”
Minh hớt hải:
“Thế cảnh sát có tìm thấy gì lạ không ạ?”
Tôi cũng tò mò:
“Bà ơi, hôm ấy có ai lên núi buổi tối không ạ?”
Bà lắc đầu:
“Lâu quá, bà nhớ không rõ. Hình như cảnh sát có vài manh mối... nhưng vài hôm sau lại xảy ra vụ khác, hình như có người chết?”
Ông chen ngang:
“Bà này, cảnh sát bảo vụ sau không liên đến vụ mất tích mà! Tại mấy bà đồn thổi thôi.”
Tôi đang suy nghĩ thì Minh gặng hỏi:
“Bà nhớ manh mối họ nói là gì không ạ?”
Bà trầm ngâm, xong mở miệng: “À, tối đó trước lúc mấy nữ sinh lên đấy, có người thấy thằng con ông hiệu trưởng lên đó, cảnh sát nghi ngờ nó có liên quan lên đã mời về đồn và hỏi, nhưng họ nói là nó lên đấy là để hóng gió, vả lại nó lên trước mấy nữ sinh kia, lại chỉ lên có hơn 10 phút một chút. Cảnh sát không tìm được bằng chứng hay gì để buộc tội nên đã thả nó tại ngoại rồi.”
“Hơn 10 phút á? Chắc đúng là không liên quan thật rồi, mày nghi nghờ anh ta à?” Minh đang ghi chép thì quay sang lắc đầu.
“Đúng thế thật!” Tôi thở dài.
Ông vỗ tay cắt ngang:
“Thôi, ăn nhanh lên! Ông rửa bát, chiều hai đứa thu hoạch nốt bưởi rồi đi ngủ sớm.”
Minh nhanh nhảu:
“Ông bà ơi, tối bọn cháu đi chơi một lát, tầm mười giờ về ạ!”
Tôi ngạc nhiên khi bà đồng ý ngay, còn dặn:
“Bà để chìa khóa cổng ở bụi chuối gần đấy, về muộn thì tự mở. Lộc, tối dẫn thằng bé đi quanh quẩn thôi...” Bà chợt nhớ ra: “À, tối nay người ta bắt đầu dựng gian hàng cho lễ hội. Chắc sẽ đông vui. Mấy hôm nữa Lộc dẫn cháu đi xem nhé! Nó hồi nhỏ trốn ra đấy suốt.”
Tôi kêu lên bất lực:
“Bà ơi!”
Tối sau khi ăn xong, đồng hồ điểm 7h23, bọn tôi bắt đầu đạp xe từ nhà. Đoạn đường xung quanh khi đi tới con đường lên núi, đúng như bà nói họ bắt đầu trang trí các thứ. Còn có mấy gian hàng đã dựng sẵn để chiếm chỗ trước rồi.
Để lên được thì chúng tôi lại phải gửi nhờ cái xe đạp, may sao là tối nay nhà thím ấy lại tổ chức nhậu nên có vẻ tối muộn thì chúng tôi vẫn có thể xuống mà lấy lại xe đi về được.
Lên đến nơi, đồng hồ trên tay Minh đã điểm hơn 8 giờ một chút, mở cánh cổng trường vào bên trong chúng tôi đã thấy nhóm “Truy tìm sự thật” lù lù ở trước căn phòng được xem là đã tìm thấy nghi thức gì đó rồi.
Có vẻ họ đã bày ra kha khá đồ nghề, từ mấy cái máy quay, rồi đống gì đó được xếp lủng củng ngoài cửa. Ông chú trung niên kia lại là người nhận ra chúng tôi sớm nhất, chú ấy tự hào giới thiệu mấy thiết bị và cả mấy thứ họ đã dày công chuẩn bị.
Khi bước vào cửa phòng, cô Linh đang di chuyển máy quay bỗng hơi vướng chân vào Minh. “Ôi, xin lỗi em nhé!” Cô vội nói. Sau đấy Minh vụt tay gãi cổ như thể bị con gì cắn.
“Chưa gì đã bị côn trùng cắn rồi à? Có cần mua thuốc bôi không?” Tôi giọng giễu cợt, quay sang đùa với nó. Đáp lại chỉ là cái xua tay và cái xì như đang xua đuổi tôi, như thể tôi là côn trùng vậy.
Trước đó hai chúng tôi chưa được tận mắt chứng kiến căn phòng ấy lần nào, ngó vào cảnh tượng rùng rợn đập ngay vào mắt hai đứa. Mà để nói thì so sánh với cái lò mổ của lão Bình lần trước thì cái phòng này thật sự khập khiễng. Nhưng xét cho cùng, nó cũng toát ra sự rùng rợn, căn phòng bị nứt mấy cái khe nhỏ làm cho gió thổi qua tạo thành từng tiếng “rít” rất rợn.
... Chính giữa căn phòng là một cái bàn gỗ mục hình chữ nhật, trên mặt bàn vẽ một vòng tròn hoàn hảo bằng vôi trắng, lấp lánh dưới ánh đèn pin. Những ký tự ngoằn ngoèo như rắn bò được vẽ quanh vòng tròn, và hai ô vuông ghi chữ “CÓ” – “KHÔNG” nằm đối diện nhau. Mùi ẩm mốc nồng nặc hòa lẫn mùi sơn cũ bốc lên từ sàn nhà đỏ thẫm – thứ màu đỏ khô cứng, loang lổ như vết máu khô đã hàng chục năm.
Ông chú Trưởng Nhóm (chú Tâm) giọng trầm khàn, ra hiệu: “Vào đi hai cháu! Đứng sát tường cho chú! À mà nhớ tí quay thì không được phát ra tiếng động đâu đấy!”
Cô Linh bật máy quay, sau đó tay đút túi áo, ánh đèn LED chói lòa xé toạc bóng tối, càng tô đậm những vết nứt như sẹo trên tường. Anh Quang gầy đeo kính dày cặm cụi gắn thiết bị dò âm thanh lên trần. Người đeo thánh giá siết chặt cây gậy kim loại, mắt liếc nhìn ra cửa sổ đen ngòm.
Anh chàng Béo đeo kính dày cặm cụi gắn thiết bị, nhưng mắt liếc xuống góc bàn mấy lần. Bà Lan (bà Lan) lẩm bẩm câu thần chú, ngón tay siết tràng hạt đến trắng bệch. Chú Tâm đứng tách ra một góc, bật quẹt hút vội điếu thuốc.
Minh nắm chặt tay tôi, móng tay nó ấn sâu vào da thịt. Nó thì thào, mắt sáng rực: “Rợn tóc gáy chưa?” Tôi chỉ gật đầu, cổ họng khô đặc. Không khí trong phòng đặc quánh, lạnh buốt xương dù đêm hè. Tiếng gió rít qua khe cửa vỡ như tiếng cười khúc khích.
Đang quan sát, tôi giật mình thốt lên: “Sao lại bốn ghế?” Tôi hạ giọng thì thầm: “Chuyện kể chỉ có ba nữ sinh mất tích mà?”
Anh Quang (anh Quang) gầy giọng trầm xuống, chiếu đèn pin xuống nền gạch: “Đúng... Đây chính là điểm dị thường. Hồ sơ cảnh sát ghi rõ họ tìm thấy bốn chiếc ghế. Và nhìn này...” Ánh đèn dừng lại trên lớp bụi dày “...bốn vết lõm rõ ràng. Nhưng chỉ có ba đôi dép để lại thôi.”
Một cơn gió lùa qua ô cửa sổ vỡ, thổi tắt ngọn nến nhỏ Bà Lan vừa thắp. Bóng tối trùm xuống.
Chú Tâm giọng nặng trịch: “Có thể một người đã bỏ về trước khi... chuyện kinh khủng xảy ra.” Ông ngập ngừng, hạ giọng xuống gần như tiếng thì thầm: “...Hoặc tệ hơn... người thứ tư ấy cũng đã bị kéo như ba người kia, xuống địa ngục.”
Minh run lên vì phấn khích, còn tôi thì thấy truyện này cứ như mấy vở diễn kịch ấy. Không như tôi dự đoán thì bốn người tham gia lần lượt từ hướng máy quay sẽ là bà Lan, bên trái là chú Tâm, bên phải là anh Quang, đối diện bất ngờ là cô Linh, tôi tưởng cô là kiểu người sẽ sợ mấy thứ như thế này, nhưng tự nhủ là có thể ai trong nhóm này cũng kì lạ theo cách riêng. Còn lại chính là anh Béo chịu trách nhiệm quay phim và bên cạnh là sự giúp đỡ của chú Hỗ Trợ (chú Hùng).
Bà Lan lần tràng hạt, giọng trầm như vọng từ cõi âm: “U minh chi địa... cô hồn vô chủ... xin hiển linh...”
Chú Tâm đặt đồng xu cũ kỹ lên tâm vòng tròn và bắt đầu hỏi: “Chúng ta bắt đầu. Hồn của ba cô gái... nếu còn vương vấn nơi đây, xin hãy cho chúng tôi dấu hiệu!”
Một phút im lặng chết người. Chỉ còn tiếng máy quay rè rè và tiếng thở dồn dập của Minh. Rồi bỗng – Cạch! Đồng xu giật nẩy lên, rơi lệch khỏi tâm vòng tròn. Cả nhóm giật mình.
Anh chàng Béo giọng lạnh băng, mắt dán vào thiết bị: “Không có dao động cơ học nào. Không ai chạm vào nó.”
Minh rít lên, chỉ tay run rẩy: “Nó... nó tự di chuyển! Tao thấy rõ!”
Chú Tâm hạ giọng xuống thấp hơn, gằn từng tiếng: “Hỡi linh hồn oan khuất... các ngươi có còn ở đây không?”
Đồng xu từ từ trườn về phía ô “CÓ”. Một tiếng rên rỉ khẽ vang lên từ góc phòng tối – như tiếng phụ nữ nghẹn ngào. Anh chàng Béo vội quay máy về hướng đó, nhưng chỉ thấy bóng tối đặc quánh.
Bà Lan mắt nhắm nghiền, tràng hạt quay nhanh hơn: “Các ngươi... chết thế nào?”
Lần này, đồng xu bỗng bay vèo như bị bật khỏi mặt bàn, đập “cốp” vào tường đỏ! Cùng lúc, tất cả nến trong phòng vụt tắt ngấm. Bóng tối nuốt chửng mọi thứ.
Minh thét lên, tay bấu chặt vào cổ: “Có ai đó sờ vào cổ tao!!!”
Tôi giật bắn người. Cầm chặt lấy tay Minh để nó không hoảng loạn. Một luồng khí lạnh buốt thổi qua gáy. Tiếng thì thào rõ dần từ bốn phía, như hàng trăm giọng nói chập chờn hòa vào nhau: “Đi... đi đi... chạy...”
Chú Tâm gào lên, giọng đầy hoảng loạn: “Dừng lại ngay! Nghi thức kết thúc! Bật đèn lên, mau!”
Ánh đèn pin từ thiết bị được chú Hùng loạng choạng bật sáng. Mặt ai cũng tái mét. Minh ôm cổ, thở hổn hển – cổ áo nó rách toạc như bị móng vuốt quái vật cào. Trên sàn nhà, chỗ đồng xu rơi xuống, một vệt trắng bệch hiện ra – giống hệt bột vôi dùng vẽ vòng tròn, nhưng in hình bàn tay người bé nhỏ, chỉ với... ba ngón tay.
Nhìn kĩ bàn tay vôi trắng quá gọn gàng, như được tạo bằng khuôn, nhưng tôi chỉ im lặng quan sát.
Anh chàng Béo giọng run bần bật, chỉ vào vòng tròn: “Tụi nó... tụi nó đẩy đồng xu! Tôi thấy rõ ràng! Như có bàn tay vô hình...”
Bà Lan mắt mở trừng trừng nhìn bàn tay vôi, giọng thất thanh: “Ba ngón... lưu lạc... không đầu... Người thứ tư... nó không phải là người!”
CỐC! CỐC! CỐC!
Một tràng gõ dồn dập, điên cuồng vang lên từ cánh cửa gỗ mục thông ra hành lang. Như ai đó đang giãy chết trong tuyệt vọng.
Chú Hùng đeo thánh giá vung gậy lên, giọng gằn nhưng run rẩy: “Thứ quỷ sứ gì ở đó?! Ra ngay!”
Cửa bật mở. Chỉ có gió đen lạnh buốt ùa vào, mang theo mùi đất mồ hoang. Nhưng trên nền bê tông mục nát, ba vết lõm rõ ràng – như dấu chân người không giày, chậm rãi dẫn từ cửa vào tận giữa phòng... và dừng ngay trước vòng tròn vôi, như thể kẻ vừa bước vào đang đứng đó, nhìn thẳng vào chúng tôi.
Chú Tâm mặt cắt không còn hột máu, hét lên: “Chạy! Lên đường ngay! Chỗ này... nó đã mở cửa rồi!”
Chúng tôi bỏ chạy. Không ai dám ngoái lại. Tiếng bước chân rỗng như đuổi sát sau lưng. Ra đến sân trường, trăng lưỡi liềm vẫn lạnh lùng chiếu xuống. Gốc cây già đổ bóng như những bàn tay quỷ vươn ra níu kéo. Tôi kéo Minh phóng xuống dốc, tim đập thình thịch. Đêm tối trên núi bỗng đặc quánh như nước cốt chết.
Minh thều thào, mắt trống rỗng nhìn ánh trăng: “Tao nói rồi... đừng đùa với cái chết...”
Tôi chỉ gật đầu, hai hàm răng va vào nhau lập cập. Ánh mắt phấn khích ban nãy của Minh đã tắt lịm, thay vào đó là nỗi khiếp đảm tận xương tủy. Buổi cầu cơ không phải trò giải trí. Nó là cánh cổng. Và chúng tôi vừa mở nó... cho cả ba lẫn kẻ thứ tư.


0 Bình luận