• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 02: Ngôi trường hi vọng

Chương 09

0 Bình luận - Độ dài: 3,587 từ - Cập nhật:

Căn phòng hoang lặng đến rợn người. Ánh chiều tà lọt qua khe cửa sổ mở, vẽ lên sàn những vệt sáng đỏ như máu khô. Cô Linh bước vào giữa căn phòng – nơi chiếc bàn cầu cơ đầy vôi trắng vẫn còn ngổn ngang. Như bị dẫn lối bởi ký ức mù mờ, cô bước đi uyển chuyển, né những chướng ngại vật như người mộng du. Đột nhiên, cô lao nhanh về cuối phòng, thẳng tới bức tường gạch tróc lở. Tôi giật mình định chạy tới ngăn cản, nhưng cô dừng lại sát ngay trước khi va đập. Một cú xoay người gọn ghẽ, đôi mắt cô mở to, ánh lên sự tỉnh táo kỳ lạ. Cô quay về phía chúng tôi với dáng điệu như kẻ đang giận dữ… Rồi xoẹt! Một tiếng sột soạt – chân cô vấp phải một vết lõm kỳ dị trên sàn.

“À! Cô nhớ rồi!” Cô Linh thở hổn hển, gương mặt bừng sáng. “Tối đó, trước khi tức giận bỏ đi, cô suýt vấp phải cái gì đó ngay chỗ này!”

Cả nhóm xúm lại. Ngay chỗ cô vừa vấp, một vết lõm hình chữ nhật hiện ra, sâu chừng nửa đốt ngón tay, nằm lẩn khuất dưới lớp bụi dày. Tôi dùng móng tay cậy lớp sơn đã bong tróc xung quanh. Những vết xước dài, sâu hoắm hiện ra – không phải nguệch ngoạc vô tình, mà như dấu vết của một cuộc vật lộn tuyệt vọng. Có ai đó đã cào móng tay xuống sàn, kéo dài từ mép vết lõm ra xa. Tôi thử ấn mạnh, lắc lư cái “cửa hầm” tưởng tượng ấy, nhưng nó bất động như đá tảng. Một cảm giác lạnh sống lưng chạy dọc: Vết lõm này không phải cửa hầm. Nó là dấu tích? Của một vật gì đó đã bị giật mạnh khỏi sàn nhà… Có lẽ, một tấm ván sàn bí mật? Sự bất thường quá rõ ràng. Những vết cào ấy tựa như lời kêu cứu cuối cùng bị chôn vùi, một manh mối đẫm máu và nước mắt.

Màn đêm buông xuống như tấm màn đen bịt kín mọi ngóc ngách. Không khí trở nên ngột ngạt, nặng nề. “Người thứ chín” vẫn là bóng ma vô hình đè nặng tâm trí. “Thôi, hôm nay dừng ở đây,” tôi ra hiệu, giọng căng thẳng. “Chỗ này không an toàn khi trời tối. Mai ta quay lại.”

Buổi tối khi đang xem một bộ phim với ông bà, hai bọn tôi thì ngáp lên ngáp xuống sau mấy tiếng thảo luận về mấy chi tiết đã tìm được. Bộ phim nói về một hành động đầy dũng cảm của một người chủ của một xí nghiệp đã chịu được sự phàn nàn, chửi bới của toàn bộ công nhân công ty mãi suốt. Cho đến một khi ông ta nghỉ việc, một người mới lên thay. Lúc này mọi người mới nhận ra sự thờ ơ, của người sếp cũ chính là sự tốt bụng của ông khi mà sếp liên tục đưa ra chỉ đạo tăng thêm giờ làm và cắt giảm lương liên tục. Nhưng người sếp tốt bụng ấy không chịu được sự áp bức ấy lên đã đối chất với lãnh đạo, lúc đầu thì lãnh đạo chịu nhượng bộ thu hồi quyết định, thế nhưng người công nhân lại tưởng sếp không cho mình tăng lương lên đã phẫn nộ, về sau lãnh đạo không chịu được lên đã sa thải ông, khi người sếp mới lên thay họ mới nhận ra sự dại dột và dốt nát của bản thân.

Hình ảnh người địa chủ “ác ôn” cùng lời nói bí ẩn của cụ bà chú Chiến cứ chập chờn: “Như ý rồi đấy… Tốt thật…” Bỗng, một tia chớp lóe lên trong tâm trí – một giả thuyết điên rồ, táo bạo, nhưng khả dĩ đến kinh ngạc. Tôi bật dậy, đánh thức Minh đang ngủ gục trên ghế.

“Minh! Dậy! Tao nghĩ ra rồi! Cái biểu cảm kỳ lạ của cụ bà chú Chiến… Tao hiểu rồi!”

Minh dụi mắt, giọng ngái ngủ: “Gì… Gì vậy? Ông địa chủ ác ma à?”

“Không! Ngược lại!” Tôi hạ giọng, mắt sáng rực. “Ông ta không phải kẻ tham tàn. Ông ta là một anh hùng.” Tôi nói nhanh, mạch suy luận cuồn cuộn: “Tất cả những hành động ‘bóc lột’ – thu thuế nặng, vơ vét lương thực, là để tích trữ cho bộ đội ta ẩn náu trên núi! Những trò ‘tra tấn dã man’ kia chỉ là vỏ bọc, diễn cho lũ giặc thấy lòng trung thành giả tạo! Ông cấu kết với địch? Không! Ông đánh lừa chúng, cung cấp tin tức giả để quân ta tiêu diệt chúng! Ông ghét hai đứa con trai vì chúng thực sự là đồ phản bội, cấu kết với giặc! Căn nhà trên núi cao không phải để khoe mẽ, mà là để quan sát, chỉ huy, và… che giấu!” Tôi chỉ tay về phía ngọn núi tối thẫm ngoài cửa sổ. “Số của cải khổng lồ ông giấu? Chính là vũ khí, thuốc men, lương thực cho cách mạng! Dân làng đốt nhà? Có lẽ là kế hoạch hủy diệt bằng chứng sau khi ông mất!”

Minh há hốc mồm, vẻ mệt mỏi tan biến, thay vào đó là sự kinh ngạc tột độ. “T-Tao chưa bao giờ nghĩ theo hướng này…”

“Và lời cụ bà nói: ‘Như ý rồi đấy’,” tôi nói, giọng trầm xuống đầy xúc động. “Đó là lời an ủi. Vì kế hoạch hy sinh cả thanh danh, cả gia đình của ông… cuối cùng đã thành công. ‘Tốt thật’… vì sự giả dối của ông đã hoàn hảo đến mức không ai nghi ngờ, bảo vệ được bí mật đến cùng. Cụ bà buồn vì không thể nói sự thật, vì ông đã yêu cầu họ im lặng!”

Chúng tôi thức trắng đêm, ghép nối các mảnh ghép: sự ghét bỏ của ông với hai đứa con thực chất phản bội, căn nhà trên cao như đài quan sát, sự “tham lam” vô tận để nuôi quân… Mọi thứ đột nhiên khớp nhau một cách đau đớn và bi tráng.

Sáng sớm, hai đứa hối hả chạy sang nhà chú Chiến, lòng đầy hồi hộp muốn chia sẻ phát hiện chấn động. Nhưng căn nhà vắng lặng. Chỉ có Chú Chiến đang lẳng lặng quét sơn và một cụ ông hàng xóm tóc bạc phơ, gầy gò như cây tre già, đang đánh cờ. Nghe chúng tôi hỏi thăm chú Chiến về cụ bà, cụ dừng tay, nói với giọng hiển nhiên: “Bà ấy mất từ 5 năm trước rồi cháu, mấy cháu có điều gì muốn nói với bà ấy à?”

Chú Chiến nghe thấy giọng quen thuộc nên chạy đến xem thử: “Lộc đấy à? Đến có việc gì không?”

Với Minh thì hôm ấy nó ngủ mất nên không quen chú Chiến, chỉ nghe tôi kể qua thôi. Tôi kể với chú Chiến về phát hiện của mình và muốn hỏi cụ về đáp án, nhưng chú Chiến trầm ngâm: “Tiếc thật chú cũng muốn xem thử truyện ấy có đúng không mà? Nhưng cụ mất mấy năm trước mất rồi!”

Cụ ông đang chơi cờ một mình như thể nghe thấy, cụ buông con cờ xuống, cụ tiến tới ba người bọn tôi, đôi mắt đục mờ hướng về ngọn núi xa xăm, giọng khàn đặc đầy tiếc nuối:

“Vì tuổi già sức yếu. Mọi người cũng rất buồn, đặc biệt là thằng Chiến này…”

Tim tôi thắt lại. Đã quá muộn để nói với cụ bà rằng chúng tôi đã hiểu lời bí ẩn của cụ.

Cụ già chậm rãi chống chổi, nhìn chúng tôi sâu sắc: “Hai cháu hỏi về… ông địa chủ trên núi phải không? Trước khi đi, có vài lần chúng tôi cũng đã được an ủi rằng. Bảo nếu có ai thật sự muốn biết sự thật về ngài ấy… thì hãy kể.” Cụ đưa tay chỉ về phía con đường mòn ven núi. “Đi theo lối này. Tận cùng có một ngôi mộ. Đến đó… rồi ta nói chuyện.”

Dưới bóng cây cổ thụ xù xì, giữa một khoảnh đất hoang vu quay lưng lại phía làng, một ngôi mộ đơn sơ hiện ra. Không bia tưởng niệm hoành tráng, chỉ một tấm bia đá tự nhiên thô mộc, khắc mấy chữ đơn giản, phai mờ theo thời gian: “Nơi an nghỉ của một người thầy thầm lặng”. Cụ già hàng xóm đặt nắm hoa dại lên mộ, giọng trầm ấm vang lên trong gió, mang theo cả nỗi niềm của quá khứ:

“Ngài ấy… không phải kẻ tham lam, cháu ạ.” Cụ mở đầu, giọng chùng xuống đầy kính trọng. “Ngài là một trí thức yêu nước, một người anh hùng trong tâm hồn. Ngài cưới vợ cũng là một cô giáo, vì ngài say mê vẻ đẹp của tri thức. Ngài thích nhất là được nhìn những đứa trẻ trong làng chăm chỉ học hành. Ánh mắt chúng tập trung khi giải bài, nụ cười rạng rỡ khi tìm ra được đáp án… đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của ngài. Khi giặc tràn tới, ngài đã nghĩ ra kế sách đóng vai phản diện.”

Cụ ngừng lại, hít một hơi sâu như để lấy sức kể tiếp câu chuyện nặng trĩu: “Ngài giả vờ cấu kết với giặc, bán thông tin giả cho chúng để bộ đội ta đánh trúng. Ngài bịa ra những thứ thuế vô lý, vơ vét lương thực… thực chất là để nuôi quân du kích đóng trên núi. Căn dinh thự nguy nga kia? Là để quan sát địch và cất giấu vũ khí, lương thực! Hai đứa con trai ngài? Chúng đã phản bội, thực sự theo giặc! Ngài đau lòng lắm, nhưng phải giả vờ ghét bỏ chúng để bảo vệ kế hoạch lớn. Những tin đồn về sự tàn bạo, về những ‘thú vui quái gở’… đều là lớp mặt nạ hoàn hảo ngài dựng lên để đánh lừa kẻ thù và cả… dân làng. Phải khiến họ thực sự căm ghét mình, sự giả dối mới không bị lộ.”

Nước mắt cụ già lặng lẽ rơi: “Khi sức khỏe kiệt quệ, biết mình không qua khỏi, ngài gọi những người đứng đầu làng lại. Ngài tiết lộ sự thật và địa điểm số của cải thực sự – không phải vàng bạc châu báu, mà là kho vũ khí, thuốc men, và tài liệu quý cướp được từ giặc. Ngài năn nỉ họ: ‘Hãy cứ để ta mang tiếng ác. Hãy nói ta là kẻ tham lam, tàn bạo. Để những đứa trẻ biết sợ cái ác, biết ghét sự dốt nát, mà phấn đấu học hành, mà vươn lên!’ Ngài yêu cầu họ đốt dinh thự đi, xóa sạch dấu vết, và dùng chính số tài sản ngài ‘cướp được’ từ tay giặc ấy để… xây dựng ngôi trường đầu tiên trên nền đất cũ. ‘Hãy cho trẻ con nơi này được học chữ, được rạng ngời như các con ta đã không thể…’ đó là di nguyện cuối cùng của ngài.”

Gió trên núi vi vu như tiếng thở dài của lịch sử. Cụ già khẽ chạm vào tấm bia: “Sự thật này, chỉ vài người già nhất làng biết. Chúng tôi giữ lời hứa với ngài. Suốt mấy chục năm. ‘Như ý rồi đấy’… Cụ bà nhà chú Chiến hay nói thế mỗi khi nhắc đến ngài. Vì nguyện ước của ngài đã thành: trường học mọc lên, trẻ con được học hành. ‘Tốt thật’… vì sự hy sinh thầm lặng của ngài đã đơm hoa kết trái. Nhưng lòng vẫn buồn, vì không thể nói cho đời biết về một anh hùng.”

Chúng tôi đứng lặng trước ngôi mộ đơn sơ. Không khí trang nghiêm và đau đớn lạ thường. Sự thật vừa được hé mở như một cú đấm thẳng vào tim – đau đớn vì sự hiểu lầm kéo dài hàng thế kỷ, nhưng cũng ngập tràn một niềm kính phục tột độ. Người đàn ông bị cả vùng căm ghét, nguyền rủa, hóa ra lại là ân nhân, là ngọn đuốc thầm lặng soi đường.

Tôi với cảm giác nghẹn ngào dâng lên cổ họng. Tôi cúi đầu, không phải vì sợ hãi, mà vì sự bé nhỏ trước tấm lòng vĩ đại. Những dòng chữ phai mờ trên bia mộ bỗng chói lòa trong mắt: “Người thầy thầm lặng”. Đúng quá! Ông dạy cả dân làng bài học về lòng yêu nước, sự hy sinh, và giá trị đích thực của tri thức – bằng chính cuộc đời bị hiến tế của mình. Nước mắt nóng hổi lăn dài trên má. Là nước mắt của sự ăn năn muộn màng và lòng biết ơn sâu sắc.

Minh thì ôi mắt nó đỏ hoe, hàm răng cắn chặt môi đến bật máu. Nó không khóc thành tiếng, nhưng toàn thân run lên. Tay nó siết chặt mấy món “đồ nghề điều tra” kỳ dị, giờ đây bỗng thấy vô nghĩa trước sự hy sinh cao cả này. Nó quỳ xuống, đặt một viên đá cuội nhỏ lên mộ – cử chỉ tôn kính giản dị nhưng đầy xúc động.

Cụ ông hàng xóm đứng thẳng, dáng vẻ trang nghiêm của một người lính chào vị chỉ huy đã khuất. Ánh mắt cụ vời vợi nhìn ra phía ngôi trường mới dưới chân núi – nơi tiếng trẻ con đang ríu rít vang lên. Một nụ cười nhẹ, đầy xót xa nhưng cũng đầy tự hào, nở trên khuôn mặt nhăn nheo: “Ngài thấy không? ‘Như ý rồi đấy’… Trẻ con nơi này… vẫn đang được học hành. Tốt thật… tốt thật rồi, ngài ơi.”

Ánh nắng buổi sáng xuyên qua tán lá, rải những đốm sáng vàng tươi như những nụ cười trẻ thơ lên ngôi mộ đơn sơ. Gió núi vi vu, như lời thì thầm vĩnh cửu của lịch sử, kể mãi câu chuyện về người anh hùng chọn mang mặt nạ quỷ dữ để gieo mầm thiện lành, chọn bị nguyền rủa để đổi lấy tương lai tươi sáng cho quê hương. Sự thật đã được giải mã, nhưng nỗi đau và niềm kính phục thì còn mãi, khắc sâu vào tâm khảm hai kẻ đi tìm công lý, nhắc nhở họ về giá trị đích thực của sự hy sinh thầm lặng. Hành trình đi tìm sự thật về vụ mất tích, giờ đây, đã mang một ý nghĩa sâu sắc và nặng trĩu hơn bao giờ hết.

Chúng tôi rời khỏi nơi ấy, nhưng trong lòng vẫn còn một chút khâm phục với người anh hùng ấy. Trên đường về nhà, chúng tôi lại bắt gặp bà Sen đang lúi húi trồng mấy nhánh rau. Thấy bà chống gậy lần từng ô đất, hai đứa vội chạy tới giúp.

“Bà ơi, để cháu trồng cho!” Tôi cười rồi nhanh tay xúc đất, gieo mấy cây con xuống hố đã cuốc sẵn. “Rau gì mà xanh mướt thế này bà?”

Bà Sen ngẩng lên hướng về tiếng động, nụ cười hồn hậu nở trên gương mặt nhăn nheo: “Ồ, hai đứa lần trước đây mà! Lại rảnh rang đi giúp bà hả? Hay là... trốn đi chơi?” Bà nheo mắt giả vờ nghiêm khắc, giọng đùa cợt như bà ngoại trêu cháu.

Minh cười hì hì: “Chúng cháu là chuyên gia nông nghiệp đấy bà ạ! Rau cải cúc này phải?”

“Chuẩn rồi! Giỏi lắm!” Bà vỗ tay khen, giọng sang sảng. “Có mấy đứa tay nhanh như cháu thì chốc nữa là xong chuyến này rồi! Đỡ hơn mấy đứa trẻ trâu làng bên, trồng một cây hết cả gáo nước!”

Chú Chiến vừa tới kịp, quay sang hỏi tôi có quen biết bà Sen từ bao giờ, rồi khom người phụ giúp ngay. Bà Sen lắng nghe tiếng rồi giơ tay vỗ nhẹ vào lưng chú: “Ái chà! Thằng Chiến đấy à? Vẫn chưa chịu dẫn vợ về cho bà mừng hả? Bà già này sắp hết thời chờ sung rụng rồi đấy!”

Chú Chiến bật cười, vẻ mặt bối rối quen thuộc: “Trời ơi bà Sen! Lần nào gặp cháu cũng như mấy bà mẹ nhắc chuyện cưới xin! Cháu còn trẻ chán, phải tích cóp thêm vài mùa lúa nữa đã chứ!” Hai đứa tôi cũng cười rúc rích, thêm dầu vào lửa: “Bà ơi, tại chú ấy kén chọn lắm! Toàn thích người đẹp như hoa hậu thôi bà ạ!”

Chú Chiến giả vờ trợn mắt dọa bọn tôi, còn bà Sen thì cười phá lên, tiếng cười giòn tan lan tỏa giữa nắng chiều. Bà vừa định “tấn công” thêm thì chợt có tiếng bước chân nhẹ nhàng từ phía lối đi. Một người đàn ông tóc đã điểm bạc, dáng người thanh thoát, khoác chiếc áo sơ mi trắng cũ nhưng phẳng phiu, bước tới. Trên tay ông là một cốc nước mát, hơi sương còn đọng bên ngoài.

Ông không vội chào ai mà ánh mắt trước tiên dịu dàng đặt lên dáng người đang khom lưng trồng rau của bà Sen. Đôi mắt ấy – sâu thẳm và đăm đắm – chứa đựng một nỗi niềm thân thuộc khó tả, như nhìn một bóng hình đã in hằn trong ký ức. Cái nhìn của ông lướt qua đôi bàn tay gầy guộc, lấm đất của bà, rồi dừng lại nơi nụ cười vẫn còn rạng rỡ trên môi bà khi nãy. Có một sự nâng niu, một nỗi xót xa lặng lẽ trong cái cách ông quan sát bà, như thể sợ một cử động mạnh sẽ làm tan biến khoảnh khắc này. Một thoáng bối rối hiện lên khi ông nhận ra có người khác đang chứng kiến ánh mắt mình.

“Bà Sen, sao vẫn chưa nghỉ thế!” ông lên tiếng, giọng trầm ấm, ôn tồn nhưng có chút gì đó lo lắng. “Mấy đứa nhỏ này... là con cháu nhà ai thế bà?” Ông đưa cốc nước về phía bà Sen một cách tự nhiên, như một thói quen đã ăn sâu.

Chú Chiến ngẩng lên, nét mặt rạng rỡ: “Ôi, bác Huy đấy à? Lâu lắm cháu mới gặp bác! Dạo này bác có khỏe không ạ?”

Bác Huy gật đầu, nụ cười nhẹ nở trên môi nhưng ánh mắt vẫn thoáng quay về phía bà Sen: “Ta vẫn khỏe, vẫn miệt mài với đám học trò nghịch ngợm. Còn cháu? Công việc ổn chứ? Có... người thương nào chưa mà chưa để ta còn được ăn cỗ?” Giọng bác đùa nhẹ nhàng, nhưng câu hỏi khiến chú Chiến lại thở dài thườn thượt.

“Bác Huy ơi! Bác cũng gia nhập hội ‘tuổi già nhắc cưới’ với bà Sen rồi à?” Chú Chiến kêu lên giả vờ ngao ngán, khiến cả nhóm lại được một phen cười vui.

Tôi tò mò quay sang hỏi nhỏ chú Chiến: “Chú ơi, ông Huy đây ai thế ạ?”

Chú Chiến cũng hạ giọng, vừa làm vừa kể, ánh mắt liếc nhẹ về phía ông Huy đang ân cần hỏi han bà Sen về vườn rau: “Bác ấy là thầy giáo dạy Toán, kiêm Hiệu trưởng trường cấp ba của làng mình đấy. Người rất tử tế và... tỉ mỉ lắm.”

“Bác ấy hay qua đây lắm,” chú Chiến tiếp tục, giọng đầy ý tứ. “Thường xuyên lắm. Nào là thấy bà Sen thiếu giống cây, bác ‘tình cờ’ có dư mấy bầu ươm mang sang biếu. Nào là thấy hàng rào vườn lung lay, bác lại ‘tình cờ’ đi ngang, cầm theo búa đinh tới sửa giúp. Có lần bác còn mang cả một giỏ cam ngon, bảo là nhà trồng được nhiều quá ăn không hết... Nhưng lạ một điều là bà Sen hiếm khi nhận.” Chú Chiến lắc đầu nhẹ, nói khẽ: “Bà cứ cười xòa rồi từ chối khéo: ‘Thôi bác để cho mấy đứa nhỏ ăn’, hay ‘Bác mang về cho bác, tôi đủ cả rồi’. Bà ấy mù, không thấy được cái ánh mắt đầy thương cảm và tiếc nuối của bác mỗi lần như thế. Có lẽ bà chỉ nghĩ bác là một người hàng xóm tốt bụng thôi. Nhưng với bác Huy, hình như bà Sen... là cả một bầu trời kỷ niệm cũ.

Tôi nhìn lại phía ông Huy. Ông đang đứng gần bà Sen, đưa cốc nước mát. Đôi tay ông run run nhẹ, không phải vì tuổi già, mà có lẽ vì xúc động khi được gần bà. Bà Sen cười cảm ơn, đón lấy cốc nước nhưng vẫn không nhận ra người đàn ông trước mặt chính là mối tình xưa. Ánh mắt ông Huy nhìn bà lúc ấy – sâu lắng, dịu dàng, đượm một nỗi buồn xa vắng – như nhìn về một quá khứ tươi đẹp đã khuất, chỉ còn lại trong trái tim một người.

Mà không hiểu sao khi nhìn ông Huy tôi lại thấy như đã nhìn thấy ở đâu đó rồi thì phải? Nhưng có vẻ nhiều chuyện đã xảy ra, những chi tiết rời rạc khiến cho tôi chưa thể nhớ ra được. Sau đó bà Sen có mời chúng tôi đến nhà uống nước, nhưng chúng tôi từ chối khéo rồi lên đường về nhà.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận