Một Ngày Của Tôi Có 48 Gi...
Tiểu ngốc chiêu, 小呆昭
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 03 : Welcome to the Mannerheim Line

Chương 15 : Phòng tuyến Mannerheim (9)

0 Bình luận - Độ dài: 1,652 từ - Cập nhật:

【Phát hiện một căn cứ du kích Phần Lan, điểm tích lũy +5, có thể vào bảng nhân vật để xem thông tin liên quan…】

Khi nhìn thấy những căn nhà gỗ thấp thoáng trong rừng rậm phía trước, bên tai Trương Hằng cũng vang lên âm báo của hệ thống.

Tuy nhiên cậu còn chưa kịp nhìn kỹ, đã cảm thấy một khẩu súng lạnh ngắt áp sát vào lưng.

Kẻ cầm súng chính là tên du kích Phần Lan đã áp sát trại lửa lúc nãy. Trương Hằng chắc chắn lúc đó hắn thực sự đã muốn siết cò.

Nhưng sau đó, cô gái bắn tỉa kia nói gì đó, khiến hắn cuối cùng từ bỏ ý định, dù vậy khẩu súng vẫn không rời khỏi người Trương Hằng. Chờ thêm vài đồng đội đến, lại có thêm một tên phụ trách canh chừng cậu, số còn lại thì đi chặt cành cây làm cáng, đưa cô gái bị thương lên.

Tên du kích cầm tiểu liên ném bộ quân phục Liên Xô trên mặt đất cho Trương Hằng đang trần trụi phần thân trên, đồng thời giữ lại áo khoác của cậu. Trương Hằng thấy vậy cũng không nói gì, lặng lẽ mặc vào chiếc áo khoác da cừu.

Cậu nhìn ra được, những người du kích này hoàn toàn không tin tưởng mình, chỉ vì nể mặt cô gái kia nên chưa giết cậu ngay. Nhưng vấn đề là cô ấy hiện tại đang hấp hối, sống chết còn chưa biết thế nào.

May mắn là bọn họ vẫn rất quan tâm đến đồng đội. Sau khi xác định cô gái cần được chữa trị gấp, họ không nấn ná thêm, lập tức lên đường.

Tuy nhiên, sau một tiếng rưỡi, cô gái nằm trên cáng đã rơi vào hôn mê. Cũng may thêm một tiếng sau, họ cuối cùng cũng về đến căn cứ.

Hai du kích khiêng cáng nhanh chóng đưa cô vào căn nhà gỗ bên trái. Còn Trương Hằng thì bị nhốt riêng trong một căn khác. Cậu đảo mắt quan sát, đoán đây chắc là nhà kho chất củi khắp nơi đều chất đầy những khúc gỗ được chẻ sẵn.

Ngay khi Trương Hằng bước vào, cánh cửa sau lưng đã bị đóng sập và khóa lại.

Đám du kích cũng đã lục soát người cậu, áo khoác, khẩu súng trường vừa trên người cậu và balo đều không thấy đâu. Ngay cả điện thoại và ví tiền trong người cũng bị lấy sạch.

Trương Hằng lặng lẽ áp sát vách gỗ, qua khe hở quan sát bên ngoài. Cậu thấy vài người đang tò mò chuyền tay nhau chiếc điện thoại Huawei của mình. Nhưng với đám “nhà quê” sống ở thập niên 30 thế kỷ trước này, đến bật nguồn bằng cách nhấn giữ nút cũng chẳng biết, loay hoay mãi chẳng ra gì. Có tên còn dùng điện thoại gõ lên thân cây thử xem… có “kêu” không.

Ngược lại, cái ví của Trương Hằng lại trở thành món hàng hot. Dù là hàng chợ trời sản xuất ở xưởng nhỏ tại Nghĩa Ô, nhưng trong thời đại này thì cũng đáng gọi là hàng hiệu rồi. Chiếc ví của Trương Hằng vốn cũng vài trăm tệ, bị bọn họ giành nhau hăng lắm.

Còn chiếc áo khoác thì đã bị tên cầm tiểu liên lúc trước mặc lên người. Có điều hắn to con hơn Trương Hằng khá nhiều, mặc lên trông chẳng khác gì áo bó sát.

Kỳ lạ là… chẳng ai đụng tới chiếc đồng hồ Seastar trên tay cậu. Theo lý mà nói, chiếc đồng hồ với mức độ hoàn thiện cao thế này lẽ ra phải rất có giá trị. Nhưng đám du kích cứ như chẳng nhìn thấy nó vậy.

Trương Hằng quan sát thêm một lúc rồi thôi. Căn cứ này khá lớn, rất có thể là một trạm khai thác gỗ cũ được cải tạo lại. Nằm sâu trong rừng, rất khó bị phát hiện. Chỉ tính sơ sơ số người cậu thấy đã có bảy, mà giờ là lúc nghỉ ngơi nên chắc còn nhiều tên nữa đang ngủ trong nhà.

Ngoài ra, đêm là thời điểm du kích hoạt động nhiều nhất. Họ thường đánh úp quân Liên Xô khi chúng mệt mỏi, uể oải nhất. Trương Hằng từng xem một bộ phim tài liệu kể rằng tinh thần binh sĩ Hồng quân về sau gần như sụp đổ hoàn toàn. Mấy tên lính ngồi quanh đống lửa, thấy đồng đội bị bắn chết ngay trước mặt mà cũng không phản ứng gì, giống như đã tê liệt cảm xúc.

Tính theo số lượng nhà và quy mô, căn cứ này chắc có bốn, năm chục người. Để tránh gây hiểu lầm không đáng có, Trương Hằng không nhìn thêm nữa, chỉ tìm một góc kín trong nhà chất củi, cuộn mình lại, nhắm mắt dưỡng thần.

Không phải chờ lâu, chừng hai mươi phút sau, cánh cửa trước mặt cậu mở ra.

Hai tên du kích bước vào.

Lần này bọn họ không chĩa súng vào Trương Hằng nữa, nhưng thái độ vẫn rất rõ ràng không phải mời, mà là ra lệnh.

Trương Hằng tất nhiên chẳng muốn chuốc khổ vào thân, lập tức phối hợp đứng dậy, theo họ sang căn nhà bên cạnh.

Khác với kho củi vừa rồi, nơi này trông giống một gian phòng sinh hoạt hơn. Ngoài chiếc giường gỗ còn có bàn ghế và lò sưởi. Một người đàn ông để ria mép ngồi sau chiếc bàn vuông, thấy Trương Hằng bước vào liền gấp lại tấm bản đồ trên bàn, làm một động tác mời ngồi.

Trương Hằng ngồi xuống chiếc ghế đối diện, đoán đây có lẽ là chỉ huy của đội du kích này.

Ngoài ông ta, trong phòng còn một người nữa một phụ nữ đang đứng quay lưng về phía Trương Hằng, nhìn ra cửa sổ, tay kẹp một điếu thuốc. Cậu không nhìn rõ mặt bà, chỉ đoán bà khoảng ngoài ba mươi đến bốn mươi tuổi.

Ngay khi Trương Hằng ngồi xuống, người đàn ông ria mép bắt đầu nói gì đó. Nhưng Trương Hằng chỉ có thể lắc đầu:

"Xin lỗi, tôi không biết tiếng Phần Lan."

Cậu lặp lại câu này bằng tiếng Trung, tiếng Anh và cả tiếng Nhật. Tiếc là ông kia rõ ràng chẳng hiểu chữ nào. Gương mặt bắt đầu lộ vẻ khó chịu. Đúng lúc này, người phụ nữ hút thuốc đột nhiên lên tiếng bằng tiếng Anh:

"Anh là gián điệp của Liên Xô à?"

Trương Hằng thở phào cuối cùng cũng gặp được người có thể nói chuyện. Điều cậu lo lắng nhất là từ đầu đến cuối không thể giao tiếp với ai trong trại, khi đó tình thế sẽ hoàn toàn mất kiểm soát. Giờ ít nhất cậu còn có cơ hội để tự bào chữa.

“Klim Voroshilov có thể ngu ngốc thật, nhưng chắc cũng không ngu đến mức cử một người Trung Quốc không biết tiếng Phần Lan làm gián điệp.”

"Chuyện đó cũng chưa chắc. Dạo này có người còn chẳng phân biệt được bánh mì với bom đạn." Người phụ nữ dập tắt điếu thuốc, xoay người lại.

Người phụ nữ dập tắt điếu thuốc, xoay người lại.

Khóe mắt, dáng môi đầy phong tình. Có thể lúc còn trẻ bà là một mỹ nhân, nhưng Trương Hằng nghĩ… thật ra đến giờ bà vẫn là một mỹ nhân. Có người sinh ra đã mang khí chất vượt thời gian, không gì có thể xói mòn được.

Bà không dây dưa vào câu hỏi ban nãy nữa. Nhìn người đàn ông ria mép một cái, ông ta khẽ gật đầu rồi rời khỏi căn phòng.

“Arki không phải người xấu đâu. Chỉ là thời chiến, anh ta phải chịu trách nhiệm với những thanh niên dưới quyền mình.”

“Tôi hiểu mà.” Trương Hằng nói.

“Không, cậu không hiểu. Tôi cũng không hiểu.” Người phụ nữ ngồi xuống, lại rút một điếu thuốc từ bao, “Quốc gia của anh ta đang bị xâm lược. Để bảo vệ nó, anh ta sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, kể cả linh hồn mình. Nghe này, nhóc,” bà vừa nói vừa châm lửa hút thuốc, “tôi là người Anh, đến đây làm tình nguyện viên. Khác với đám người ngoài kia, tôi không muốn thấy chuyện xấu xảy ra. Vậy nên cậu phải nói thật, thì tôi mới có cách giúp cậu.”

“Còn chuyện cậu nói Klim Voroshilov không thể ngốc đến mức đó ấy à?” Bà phì khói, liếc sang Trương Hằng với vẻ giễu cợt. “Đừng quên có người từng thả bom lên Helsinki rồi nói đó là… bánh mì nhân đạo.”

Trương Hằng hơi sững người. Đúng là cậu có nghe chuyện đó rồi. Ngày đầu khai chiến, Liên Xô oanh tạc dữ dội thủ đô của Phần Lan, nhưng sau đó Ngoại trưởng Molotov lại trơ tráo tuyên bố với quốc tế rằng: “Chúng tôi không ném bom, chỉ đang tiếp tế bánh mì cho người dân đang đói.” Từ đó trở đi, dân Phần Lan đặt luôn biệt danh cho bom Liên Xô là “bánh mì Molotov”.

Cậu thầm nghĩ, nếu bánh mì mà phát nổ, chắc mình cũng no cả đời.

Trương Hằng liếc thấy một góc "mùa xuân" thấp thoáng trong cổ áo bà khi bà cúi người. Cậu không thể không thừa nhận: người phụ nữ này quá lợi hại. Nếu cậu thực sự là gián điệp Liên Xô, chắc dưới áp lực kiểu này cũng phải khai ra mất.

Tiếc là… sự thật thường nằm ở nơi hoang đường nhất.

Dù bị ném vào chiến trường một cách đột ngột, nhưng trong cuộc chiến này, Trương Hằng thật sự là một người ngoài hoàn toàn.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận