• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Web Novel

Chương 45 Hai vạn dặm dưới biển (3)

4 Bình luận - Độ dài: 2,695 từ - Cập nhật:

Trong khi dịch cuốn "Hai vạn dặm dưới biển" của Jules Verne theo lời khuyên của vị Pháp sư trưởng, "Hai năm trên hoang đảo" cũng bước vào quá trình duyệt cuối cùng.

Dịch " Hai năm trên hoang đảo " dễ dàng hơn.

Điều này là do "Hai vạn dặm dưới biển" là một câu chuyện về phiêu lưu khám phá trong khi " Hai năm trên hoang đảo " là một câu chuyện sinh tồn.

Nhìn từ quan điểm "đạo" tác phẩm từ kiếp trước thì ngoài tính chính xác về mặt lịch sử thì không có nhiều điều đáng ngại cho lắm.

Hơn nữa trên Trái Đất ở kiếp trước, " Hai năm trên hoang đảo " thường được tái hiện như một "câu chuyện cổ tích" hoặc một "cuốn sách nên đọc cho học sinh tiểu học", vậy nên tôi đã có kinh nghiệm tóm tắt nó vài lần rồi.

"Sion, ngươinghĩ sao?"

"Hmm, cả hai tác phẩm đều xuất sắc đến nỗi tôi khó có thể nói... Tôi không chắc mình có nên dám so sánh hai cuốn tiểu thuyết này không nữa."

"Ta vẫn muốn nghe ý kiến của ngươi."

"Cá nhân tôi... thấy 'Hai vạn dặm dưới biển' ly kỳ hơn một chút. Câu chuyện khám phá đại dương gợi lên trong tôi một cảm giác rất lãng mạn."

Sion có vẻ đánh giá "Hai vạn dặm dưới biển" nhỉnh hơn.

Do cả hai đều là tác phẩm tiêu biểu của cùng một tác giả, thế nên sự khác biệt ở đây có lẽ nằm ở bản chuyển thể của tôi không chừng. Tuy nhiên nguyên nhân sâu hơn có lẽ là do hai tác phẩm theo những hướng đi khác nhau.

" Hai năm trên hoang đảo " được viết ra vì lý do hoàn toàn giống với "Chúa ruồi", nhưng lại là đối lập hoàn toàn.

Đó là việc cô lập những đúa trẻ và cho chugs nhận thấy sự thay đổi của mình.

"Chúa ruồi" của Golding thấy sự thay đổi là những mâu thuẫn và dục vọng, còn Verne lại thấy đó là sự trưởng thành và dũng cảm.[note73019]

Đây là sự thay đổi bên trong chứ không phải bên ngoài bởi mục tiêu của tác phẩm trước là "xung đột nội tâm" thay vì đến "một nơi xa lạ".

Và Sion thích sự lãng mạn của việc khám phá biển cả trong "Hai vạn dặm dưới biển". Có lẽ điều này càng đúng hơn bởi vì anh ta đã phục vụ và lớn lên bên cạnh tôi từ nhỏ.

Bởi vì tôi là người thường xuyên ở trong nhà đọc sách nên Sion cũng ít có dịp đi đâu xa.

“Sion này, có khi nào ngươi muốn đi phiêu lưu khám phá nơi nào không?”

“Không ạ.”

“Hử?”

"Tôi không muốn đi đâu xa cả. Với tôi văn chương của thiếu gia chính là biển cả và đảo xa rồi. Khi trợ giúp thiếu gia, tôi được nhìn thấy những giới hạn mới của ‘văn học’ mà trước đây tôi chưa từng biết đến và cũng chưa từng được nghe tên gọi của nó. Điều đó khiến tôi thật lòng cảm thấy tự do."

Sion nói với giọng điệu không chút do dự.

Trong lời nói ấy có một thứ gọi gì đó như là "sức mạnh" và Sion đầy vô cùng tin tưởng vào điều đó.

“Tôi vẫn chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của 'sự phát triển văn học' mà ngài nói. Vậy nên tôi muốn ngài làm thuyền trưởng của tôi. Bản thân tôi không rành bản đồ biển cho lắm nhưng tôi tin rằng thiếu gia sẽ từng bước dẫn đường cho tôi."

"Giống như thuyền trưởng Nemo sao?"

"Ưm. Vâng. Điều đó có bất kính không ạ?"

 "Phì, à, ta hiểu ý ngươi rồi. Cảm ơn ngươi."

Thuyền trưởng Nemo quả thật là một nhân vật cuốn hút.

Ông là một nhà trí thức thông thái và gan dạ, một người cao quý và đầy bí ẩn. Ngoại trừ những khía cạnh bí ẩn của mình thì ông khá tốt bụng.

Nhưng ẩn sau đó là một cảm giác bất an, như nhìn vào biển sâu không thấy đáy. Có lẽ Sion cũng thấy tôi như vậy.

["Tôi không phải người văn minh mà các người nói! Tôi đã hoàn toàn đoạn tuyệt với xã hội và các người không có quyền phán xét điều đó! Thế nên tôi không theo luật của nó nên đừng có mà nhắc đến nó trước mặt tôi!"]

Một nửa hồn tôi vẫn còn ở 'Trái Đất'.

Bằng chứng rõ ràng nhất là vẻ ngoài pha trộn giữa con người quá khứ và hiện tại của tôi.

Và biển cả mang tên "Trái Đất" còn đáng ngại và khôn lường hơn cả bóng tối của biển sâu. Ít nhất là đối với người dân thế giới này.

Những bí mật, những điều bí ẩn, bóng tối và cả những điều kỳ lạ.

Đối với người dân thế giới này, "thế giới khác" mà họ không thể đến chính là một nơi xa xôi, lạ lẫm mà không không một ai dám tiên phong hay nhà thám hiểm tài ba nào có thể hiểu được. Tựa như thuyền trưởng Nemo là người duy nhất khám phá đáy biển sâu, còn tôi là người duy nhất từng ở Trái Đất.

Và con người có xu hướng sợ hãi hoặc tôn thờ những gì vượt quá hiểu biết của mình.

"Hừm, hừm?"

“Sao vậy ạ?”

"Không. Chỉ là ta vừa nghĩ đến một số điều thôi."

Có lẽ tôi nghĩ nhiều quá rồi nhưng có lẽ đó là lý do người ta gọi tôi là "Đấng Cứu Thế" hay "Vị thánh của Văn Học" và tôn thờ tôi.

Họ cảm thấy văn chương của tôi có nguồn cảm hứng không thuộc về "thế giới này".

Một nhà luyện kim đã nói có một nguồn cảm hứng trong các tác phẩm của tôi khác biệt với văn học của thế giới này. Những người có nhạy bén với linh hồn-ví dụ như các tu sĩ hay nhà văn có lẽ đã nhận ra có điều gì đó khác rồi.

“Hử…?”

Thêm vào đó, vị pháp sư nọ từng bảo rằng ‘phép thuật là khả năng’ tái hiện các sự kiện.

Cô ấy nói rằng ngay cả việc quân đội hoàng gia tập bắn vào các mục tiêu hình người cũng là để tối đa hóa những khả năng ấy.

["Những thứ giống nhau chia sẻ cho nhau những khả năng, từ đó tạo ra những sự kiện tương đồng... Đó là lý do tại sao những trò bịp như huyết thống hay tháp phép thuật có tác dụng..."]

Một số biến cố trên thế giới này, những sự sai lệch nhỏ tôi cảm thấy khi viết những tác phẩm như Don Quixote hay Sherlock Holmes.

Phản ứng của độc giả trong lịch sử văn học ở kiếp trước lại lặp lại một cách tương đồng ở thế giới này. Như trò đùa của tiên với Lionel Balzac.

Liên kết tất cả những điều này lại, ta có thể hình thành một giả thuyết khá thú vị.

Tôi cứ nghĩ đơn giản là do ‘sức mạnh của văn học’ mà các tác phẩm kiệt tác chứa đựng, nhưng có lẽ...

“Phải chăng do phép thuật…?”

Có lẽ tồn tại một mối liên hệ phép thuật nào đó giữa văn học ở 'Trái Đất' và những tác phẩm tôi sao chép.

Nó trừu tượng đến nỗi ngay cả khi không có phép thuật, điều đó vẫn có thể xảy ra.

Sự say mê của độc giả Don Quixote với tinh thần hiệp sĩ và nhân vật Don Quixote, câu hỏi của những người tôi quen "Sao cậu giết Holmes?" sau khi thấy Sherlock Holmes chết và những quý tộc trẻ bắt chước trang phục Werther sau khi đọc Nỗi đau của chàng Werther.

Tất cả những điều này đều có thể xảy ra ngay cả khi không có phép thuật.

Trong lịch sử kiếp trước và với tất cả những kiệt tác vĩ đại mà tôi đã “đạo” thì văn chương vốn dĩ đã mang trong mình sự kỳ diệu rồi. Nên suy nghĩ như vậy hoàn toàn hợp lý.

Và cả.

"Nếu điều gì đó có thể xảy ra bằng phép thuật, thì cuối cùng nó cũng phải có khả năng xảy ra mà không cần phép thuật..."

Hãy trở lại câu chuyện về linh hồn tôi.

Linh hồn tôi là sợi dây liên kết duy nhất giữa 'Trái Đất' và 'thế giới này'. Linh hồn ấy yêu văn chương, đôi khi lại da diết nhớ về Trái Đất của kiếp trước và trân trọng nỗi nhớ ấy. Thậm chí mảnh thông tin nhỏ nhặt nhất cũng được xem là quan trọng đối với 'văn học'.

Hơn nữa, tôi có kinh nghiệm dày dặn trong việc dịch vô vàn ‘kiệt tác’.

Dịch những kiệt tác là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Việc viết đi viết lại câu nhiều lần để nắm bắt được tinh thần của thời đại đó không phải là chuyện hiếm. Giống như một người lính liên tục bắn vào mục tiêu để cải thiện độ chính xác, một dịch giả phải viết lại cùng một câu nhiều lần để nắm bắt được bản chất của nó.

Trong quá trình đó, ta sẽ nghiên cứu lịch sử của thời đại mà tác phẩm văn học kinh điển được viết, tìm kiếm các bài báo, tài liệu tham khảo để đưa vào chú thích và tìm kiếm những giai thoại thú vị để thêm vào 'lời người dịch'.

Chỉ sau khi trải qua quá trình công phu này, một bản 'dịch' mới hoàn thiện.

Vậy nên, công việc của một dịch giả là tái hiện lại một cách kỳ diệu tác phẩm của tác giả. So với  việc của một nhà ảo thuật thì nó chẳng khác là bao.

"Hèn gì bản đạo của mình lại thuận lợi đến vậy..."

Ước gì đây chỉ là do mình đoán mò thôi…

Nhưng có lẽ chính 'lịch sử văn học Trái Đất' đã ăn sâu vào linh hồn tôi rồi. Và thông qua những tác phẩm mà tôi đã có kinh nghiệm dịch, tôi... đang truyền bá 'Trái Đất' vào thế giới này!

* * *

"Hôm nay trông anh không khỏe lắm thì phải? Không phải vì tôi đến đấy chứ?"

“Đâu, không đời nào tôi lại không thích gặp quý tiểu thư đây được.”

“Tôi nào có nói anh không thích tôi đâu nhỉ? Cở mà cvẻ như Homer không vui khi thấy tôi thì phải?"

“Đâu có, không phải thế mà.”

“Còn tôi thì thích ghé thăm ngài Homer đây lắm đấy.”

"...Quả là vinh hạnh của tôi."

Vị tiểu thư ấy vẫn ghé thăm tôi đột ngột như thường lệ.

Tựa lưng vào ghế sofa trong phòng tiếp khách, cô khẽ nghiêng đầu, dùng ánh mắt dò xét nhìn tôi.

“Thế là có chuyện gì sao? Trông anh không tốt lắm.”

"À, tôi có vài lo lắng riêng thôi."

Đúng như tôi vừa nói, tôi đang vướng bận một giả thuyết.

Có lẽ văn học của tôi đang truyền 'văn học Trái Đất' vào thế giới này.

Dù chuyện đó không khác mục tiêu của tôi lắm.

Tôi muốn văn học của thế giới này phát triển ngang với văn học của kiếp trước. Tôi dẫn dắt điều đó bằng nhiều trào lưu văn học, những mô hình mới và không ngừng nghiên cứu cốt truyện.

Nhưng có điều...

"Tôi đã rất vui khi mọi thứ tiến triển nhanh như vậy, nhưng kết quả lại hơi khác so với hình dung ban đầu của tôi."

"À! Chuyện đó thường xảy ra lắm."

“Cơ mà kết quả lại không hề tệ. Thậm chí có thể nói là tốt cơ. Chỉ là ý tưởng đầu của tôi quá cao siêu nên tôi hơi bất an."

“Hehe, một nhà văn như anh mà cũng lo à? Tưởng đâu anh chỉ là một nhà văn thiên tài thôi ấy chứ, ai ngờ anhlại có nhiều nét người hơn tôi tưởng đấy nhỉ?"

Điều tôi thực sự muốn là tạo nên là một mảnh đất màu mỡ cho văn học nảy mầm, chứ không phải một cánh đồng lúa chỉ trồng vì cái bụng.

Mục tiêu của tôi là thấy những tác phẩm mới lạ từ sự kết hợp văn học kiếp trước với văn hóa, tư tưởng, tôn giáo thế giới này. Những kiệt tác mới, những trào lưu mới.

Vì thế giới này chỉ có 'văn học hiệp sĩ’ nên tôi đã 'giết' nó bằng 'Don Quixote'.

Để ngăn văn học mãi dậm chân tại chỗ, tôi đã lập nên luật bản quyền. Tôi phá vỡ những khuôn mẫu văn học hiện tại bằng ‘Dr. Jekyll và Mr. Hyde', mở rộng khả năng tiếp cận văn học của mọi người bằng 'Conan Saga' và phá vỡ những quy tắc cấm bằng 'Nỗi đau của chàng Werther’.

Tôi lan tỏa cấu trúc của thể loại 'tiểu thuyết trinh thám' và 'tiểu thuyết lãng mạn', giờ đây tôi còn dự định phổ biến cả khoa học viễn tưởng và phiêu lưu.

"Vậy nên tôi đang lo. Tôi thấy thất vọng."

Nhưng nếu kết quả chỉ là lặp lại 'kiếp trước'.

Giống như khi tôi thường tìm kiếm những cuốn sách mới ở hiệu sách Kyobo mỗi ngày sau giờ làm, những 'phép màu' duy nhất tôi có thể trầm trồ chỉ là những tiểu thuyết mới thuộc các thể loại tương tự.

Sau khi lặn lội đến một thế giới khác thì điều đó có hơi...

Chẳng phải quá đáng thất vọng sao?

Phản ứng của công chúa trước sự thất vọng của tôi rất đơn giản.

"Vậy thì, sao anh không cứ để nó cho độc giả quyết định?"

“Sao cơ?”

"Anh có thể nghĩ đó chỉ là một cuốn tiểu thuyết 'bình thường', nhưng độc giả có thể cảm thấy khác mà đúng không? Có người sẽ chê Homer lỗi thời, người khác lại ca ngợi đó là kiệt tác vĩ đại nhất của Homer. Một mình lo lắng thì có ích gì đâu phải không?"

“Phải.”

"Ít nhất với tôi thì tiểu thuyết của Homer là thú vị và hấp dẫn nhất đó. Vậy nên tôi muốn đọc thêm nữa, thêm nữa. Xin hãy ra mắt tác phẩm mới thường xuyên hơn nhé."

“…”

Cứ để độc giả quyết định...

Với tôi, là để người viết quyết định. Và câu đó thật đúng.

"Cô nói đúng... Rốt cuộc thì xem ra tôi chẳng còn cách nào khác ngoài việc phó mặc cho độc giả cả."

"Đúng không nào? Vậy bao giờ thì tác phẩm mới ra mắt đây?"

"Cảm ơn tiểu thư."

“Không có gì đâu, vì niềm vui của tôi cả thôi. Vậy thì bao giờ có tác phẩm mới─."

"Nhờ cô mà tâm trí tôi giờ đã thông suốt rồi."

“Bộ anh không thích tôi hả?”

"Tôi thích cô."

 "... Anh nói gì cơ?

"Tôi thực sự rất thích 'Dr. Jekyll và Mrs. Hyde'."

Rốt cuộc thì nhà văn vẫn là người viết nên tác phẩm.

Còn kẻ đạo văn như tôi nói về phép thuật và văn học Trái Đất đến đâu thì nghe cũng thật tự phụ.

Đôi khi ngay cả từ một thể loại tưởng chừng đã lụi tàn vẫn có những kiệt tác ra đời mà.

Là một độc giả, tôi chỉ cần...

"Tiểu thư, tôi chờ tác phẩm tiếp theo của cô. Đấy"

"...À, à. Tôi hiểu rồi. Anh bắt bài tôi rồi."

“Hả?”

"Trời ạ, anh đang bảo tôi đừng chỉ ngồi đó mà đọc chứ gì? Thật không công bằng... Thôi được. Dù sao thì tôi cũng là một vị tác giả mà… Tôi có một tác phẩm đang chuẩn bị mang đến học viện."

“Haha, vậy à.”

Đó là tin tưởng vào nhà văn đó.

"Tôi tin cô làm được, tiểu thư Es."

"Tôi cũng mong chờ của anh đấy, Homer."

Ghi chú

[Lên trên]
Xuất bản cách đây hơn nửa thế kỷ, vào năm 1954, nhưng những thông điệp sâu sắc ẩn sau bi kịch khốc liệt của ‘Chúa Ruồi’ vẫn còn nguyên giá trị. Cuốn sách gây được tiếng vang lớn không chỉ vì được sáng tác bởi một tác giả đoạt giải Nobel, mà còn vì nó đề cập đến một góc nhìn tăm tối về bản chất con người. Vị tác giả ấy là William Golding, nói về một nhóm các cậu bé người Anh bị mắc kẹt trên một hòn đảo hoang và nỗ lực thống trị đầy tai hại của chúng. Bao gồm sự căng thẳng giữa tập thể và tính cá nhân, phản ứng giữa lý trí và cảm xúc, và giữa đạo đức và bất nhân.
Xuất bản cách đây hơn nửa thế kỷ, vào năm 1954, nhưng những thông điệp sâu sắc ẩn sau bi kịch khốc liệt của ‘Chúa Ruồi’ vẫn còn nguyên giá trị. Cuốn sách gây được tiếng vang lớn không chỉ vì được sáng tác bởi một tác giả đoạt giải Nobel, mà còn vì nó đề cập đến một góc nhìn tăm tối về bản chất con người. Vị tác giả ấy là William Golding, nói về một nhóm các cậu bé người Anh bị mắc kẹt trên một hòn đảo hoang và nỗ lực thống trị đầy tai hại của chúng. Bao gồm sự căng thẳng giữa tập thể và tính cá nhân, phản ứng giữa lý trí và cảm xúc, và giữa đạo đức và bất nhân.
Bình luận (4)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

4 Bình luận

cuộc trò chuyện hơi cringe ấy ad
Xem thêm
TRANS
đoạn 6, 13, 74, 90, 123
typo thôi, trans check lại là sửa đc ngay:))
anyway tfnc trán
Xem thêm
Có vài lỗi mà máy hết pin và lười
Thanks trans
Xem thêm