Tôi giờ đã tròn năm tuổi.
Một bữa tiệc nhỏ nhỏ đã được tổ chức để mừng sinh nhật tôi. Ở thế giới này, mọi người thường không ăn mừng sinh nhật theo từng năm. Mà thay vào đó, ở các mốc như là năm, mười, mười lăm tuổi, sẽ là dịp để cha mẹ tặng quà cho những đứa con của họ. Và vì mười lăm tuổi là cột mốc xem như đứa trẻ đã trưởng thành, cho nên điều đó cũng hợp lý ấy chứ.
Paul tặng tôi một cặp kiếm nhân dịp sinh nhật. Một cái là kiếm thật, quá dài và nặng để cho một đứa trẻ năm tuổi có thể vung; thanh còn lại thì ngắn hơn dùng để luyện tập. Thanh kiếm thật thì được rèn cẩn thận cho nên nó vô cùng sắc. Chắc chắn nó không phải là thứ phù hợp với trẻ con rồi.
“Này Rudy, một người đàn ông lúc nào cũng phải mang theo một thanh kiếm trong tim của mình, để có thể bảo vệ được những thứ quan trọng với mình, con cần phải…” Bố tôi bắt đầu một tràng giảng giải dài lê thê, đến mức mà khiến tôi chỉ biết mỉm cười và gật đầu cho xong chuyện.
Bài phát biểu của anh ta tuy chan chứa khá là nhiều tâm tư và tình cảm trong đó, nhưng rồi ngay cả Zenith cũng phải nhắc nhở vì nó quá dài. Khi bị nhắc như vậy, anh ta chỉ cười rồi kết thúc bằng một câu, “Chỉ cần nhớ, đừng rút kiếm ra khi chưa thực sự cần thiết.”
Tên này hẳn là đang muốn tôi có ý thức và sự chuẩn bị để có thể sẵn sàng cầm lấy thanh kiếm.
Zenith thì tặng tôi một quyển sách. “Bởi vì con khá yêu thích sách,” cô ấy nói, trong khi đưa nó cho tôi.
Nó là một cuốn bách khoa toàn thư về thực vật học. “Ồ, woa” tôi buột miệng. Sách ở thế giới này cực kỳ đắt đỏ. Dù họ đã biết cách để có thể làm ra giấy nhưng lại chưa có kỹ thuật in ấn, cho nên mọi thứ đều phải được chép bằng tay.
Cuốn bách khoa toàn thư này khá dày đấy, nó chứa đầy các hình minh họa hữu ích và các mô tả cũng rất dễ hiểu. Tôi chỉ có thể mường tượng được giá của nó đắt đỏ nhường nào.
“Con cảm ơn Mẹ. Con đã muốn có một cuốn sách như này từ rất lâu rồi!”
Khi nghe thây điều đó, Zenith liền ôm chặt tôi vào lòng.
Cuối cùng là Roxy, cô ấy tặng tôi một cây đũa phép. Bề ngoài thì trông giống một cây gậy nhỏ, dài khoảng ba mươi xăng-ti-mét, ở trên đầu gắn một viên đá đỏ.
“Cô đã làm nó vào hôm qua đấy,” Roxy nói. “Cô đã hoàn toàn quên khuấy mất việc này, khi ngay từ đầu em đã có thể sử dụng phép thuật. Theo truyền thống, sư phụ sẽ đích thân tạo ra một cây đũa hoặc trượng cho học trò có thể sử dụng phép sơ cấp. Thứ lỗi cho cô vì đã quên mất.”
Dù không thích bị gọi là ‘sư phụ’, nhưng xem ra Roxy cũng không muốn phá vỡ truyền thông gắn với vai trò đó.
“Cảm ơn sư phụ,” Tôi nói. “Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận.”
Roxy hơi nhăn mặt.
***
Ngày hôm sau, buổi tập kiếm của tôi đã có mặt một thanh kiếm thật sự. Chủ yếu là luyện tập các đòn vung cơ bản và tư thế đứng nền tảng. Ở sân vườn, cũng được đặt một con hình nhân gỗ để tôi có thể luyện tập vung kiếm và các cách ra đòn. Còn bố tôi thì sẽ ở đó để hướng dẫn cách di chuyển, giữ thăng băng và những thứ tương tự. Thật tuyệt vời… cuối cùng thì tôi cũng có thể được bắt đầu được tập luyện kiếm pháp thật sự.
Biết sử dụng kiếm là một điều tối quan trọng ở thế giới này. Ngay cả các anh hùng trong những câu chuyện cũng chủ yếu dùng kiếm. Mặt khác rìu hay búa cũng được số ít sử dụng. Tuy nhiên đối với giáo thì khác, nó hoàn toàn không có ai sử dụng cả. Bởi giáo thường được xem là biểu tượng tà ác, do trước đây được sử dụng bởi tộc Superd, vốn bị căm ghét vô cùng. Nếu giáo xuất hiện trong các câu chuyện, thì cũng đều thuộc về những kẻ phản diện độc ác nhất, những kẻ mà sẵn sàng giết cả bạn lẫn thù, không chừa một ai.
Với bối cảnh như vậy, kiếm thuật của thế giới này phát triển vượt xa ở kiếp trước của tôi. Ở đây, một bậc thầy kiếm sĩ hoàn toàn có thể chém đôi tảng đá bằng một nhát duy nhất, hay là tung một đường kiếm khí để hạ gục kẻ thù từ xa.
Đối với điều thứ nhất Paul có thế làm được nó khá dễ dàng. Và vì tôi rất muốn hiểu được nguyên lý của nó, cho nên Paul đã biểu diễn lại cho tôi khá nhiều lần, vừa làm vừa động viên tôi. Có vẻ anh ta cảm thấy khá là thích thú khi được thằng con trai, đứa có thể sử dụng được ma pháp cấp cao, vỗ tay cổ vũ mình.
Thế rồi, dù có xem bao nhiêu lần đi nữa, tôi vẫn không thể lí giải được cách anh ta thực hiện nó. Cho nên tôi hỏi thẳng luôn.
“Bước một bước về phía trước như hư rồi pam!”
“Như này ạ?”
“Không không, đồ ngốc! Đó là bước tới kiểu hư rồi bem! Bố nói là hư rôi pam cơ mà! Bước nhẹ nhàng hơn nữa đi!
Và rồi mọi thứ cứ thế tiếp diễn như vậy.
Chỉ là suy đoán của tôi thôi, nhưng có vẻ ở thế giới này, ma pháp được sử dụng cùng với kiếm pháp. Khác với những hiệu ứng lấp lánh do ma pháp tạo nên, loại “ma pháp” trong kiếm pháp vận hành bằng cách cường hóa thể chất và gia cố thanh kiếm. Chứ nếu không thì làm sao có thể di chuyển nhanh như ngựa rồi chém đôi một tảng đá lớn cơ chứ?
Paul hoàn toàn không hề sử dụng nó một cách có ý thức. Đó cùng là lý do tại sao anh ta không thể giải thích được cách mà mình làm. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc, nếu có thể tái hiện được chiêu thức đó, tôi cũng có thể sử dụng được phép tăng cường thể chất. Tôi sẽ phải chăm chỉ hơn thôi.
***
Ở thế giới này, có ba trường phải kiếm thuật chính.
Đầu tiên là Kiếm Thần Lưu. Trường phái này lấy triết lý “tấn công là cách phòng thủ tốt nhất” làm tôn chỉ, chuyên sử dụng những chiêu thức có tốc độ cao nhằm chiếm lợi thế, và lý tưởng nhất là có thể tiêu diệt đối thủ chỉ bằng một đòn. Nếu đòn đầu tiên không đủ để kết liễu, người dùng sẽ tiếp tục đánh và đánh, lừa rồi lại đánh, liên tục cho đến khi chiến thắng. Nếu phải so sánh với thế giới trước của tôi, có lẽ phong cách này gần giống với Satsuma Jigen-ryu.[note75652]
Thứ hai là Thủy Thần Lưu, trường phái đối lập hoàn toàn với Kiếm Thần. Là phái chú trọng phòng thủ, chuyên chặn đòn rồi phản công. Nguyên lý cốt lõi của nó là phòng thủ bị động. Tuy không có quá nhiều các đòn thế để tấn công, nhưng một cao thủ thật sự của trường phải này có thể phản lại bất kỳ đòn tấn công nào, bao gồm cả đòn đánh tầm xa và ma pháp. Và vì có tính bảo vệ cao, nên nó được khá nhiều các cận vệ hoàng gia và quý tộc ưa chuộng.
Cuối cùng là Bắc Thần Lưu. So với hai phái trên, phái này không có một phong cách kiếm thuật hẳn hoi, mà giống như là chiến thuật tổng hợp. Không tập trung vào các chiêu thức cố định, phái Bắc thần dạy người dùng cách thích nghi linh hoạt với hoàn cảnh thực tế. Theo Paul, trường phái này tuy sử dụng nhiều mánh khóe và tiểu xảo, nhưng nếu luyện đến đỉnh cao thì có thể đạt được sức mạnh kinh khủng. Nó khiến tôi mường tượng đến hình ảnh một Jackie Chan cầm kiếm. Và cũng do phái này có dạy cả cách sơ cứu và chiến đấu kể cả khi tình thế, tư thế bất lợi, nên nó được khá nhiều lính đánh thuê và mạo hiểm giả ưa chuộng.
Ba trường phái này được gọi chung là Tam Đại Kiếm Phái, và mỗi phái đều có người theo học trên toàn thế giới. Tương truyền, một kiếm sĩ mà muốn đạt đến đỉnh cao tối thượng, thì sẽ phải lần lượt học hết từng phái, và luyện tập liên tục đến khi chết. Nhưng thực tế thì hiếm có ai làm như vậy. Và có một cách “nhanh hơn” để làm vậy, đó là chọn một phái luyện rồi cho đến khi giỏi.
Tuy là thực tế thì Paul chủ yếu luyện tập phái Kiếm Thần, nhưng đan xen vào các đòn đánh của anh ta vẫn có những chiêu của phái Thủy Thần và Bắc Thần. Có vẻ là phần lớn mọi người ở thế giới này đều không trung thành với một phái duy nhất.
Tương tự kiếm thuật, kiếm thuật cũng được chia ra các cấp bậc: Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp, Thánh Cấp, Vương cấp, Đế cấp, Thần cấp. Từ “Thần” trong tên của các phái bắt nguồn từ biệt danh của những người sáng lập. Ví dụ: người đầu tiên sáng lập phái Thủy thần, có thể sử dụng cả ma pháp hệ nước cấp Thần. Việc một người có thể đạt cấp Thần ở cả kiếm pháp lẫn ma pháp đúng là một chiến binh hết sức mạnh mẽ.
Ngoài ra, khi nói đến kiếm sĩ, người ta thường gọi họ là “Kiếm Thần”, hay “Thánh Kiếm” tùy thuộc vào cấp độ. Còn đối với pháp sư thì thường thêm chứ “cấp” đằng sau nữa. Ví dụ: Roxy là “Thủy Thánh cấp Ma thuật sư”.
***
Kiếm Thần và Thủy Thần là các phái mà Paul quyết định sẽ dạy cho tôi: phái trước là để nắm vững tấn công, phái sau để phòng thủ vững vàng.
“Nhưng bố ơi,” Tôi hỏi, “dựa trên những gì bố nói, thì phái Bắc Thần chẳng phải cân bằng nhất sao.”
“Đừng có hâm, đó còn không phải là kiếm pháp, nó chỉ là dùng kiếm để múa loạn xạ thôi.”
“Ồ, ra là vậy.” Bắc thần đúng là có vẻ kỳ lạ nhất trong ba phái. Hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là Paul không thích nó. Dù vậy, thì kỹ thuật phái Bắc Thần của anh ta cũng khá là tốt so với một người không mặn mà gì với nó đấy.
“Con có năng khiếu về ma pháp, Rudy à, nhưng học thêm kiếm thuật cũng không thừa đâu. Con sẽ muốn là một ma pháp sư có khả năng chống đỡ được đòn tấn công của một người sử dụng phái Kiếm Thần đó.” (Paul nhìn trước tương lai)
“Bố đang nói đến một ma kiếm sĩ sao?”
“Hửm? Không, ma kiếm sĩ nó giống như là kiếm sĩ có khả năng sử dụng ma thuật, còn con thì khác.”
Tôi cũng chẳng biết khác ở đâu. Kể cả bạn có bắt đầu là một kiếm sĩ học thêm ma pháp, hay là pháp sư học thêm kiếm thuật, thì đều sử dụng được cả hai chứ gì? Dù sao đi nữa thì, nếu tôi chịu khó học kiếm, có lẽ theo một cách nào đó tôi sẽ có thể ứng dụng nó vào việc sử dụng ma pháp.
Vấn đề là Paul đang không thể dạy được tôi cách cường hóa thể chất bằng ma pháp, bởi vì anh ta còn không hề nhận thức được rằng mình sử dụng ma pháp khi chiến đấu. Tôi sẽ phải tự lĩnh hội hoặc luyện tập đủ để có thể sử dụng được nó. Để làm được như vậy, tôi cần phải hiểu được bản chất của sức mạnh đó là gì.
Trong một khoảnh khắc, Paul chợt chầm ngâm, vẻ mặt trở nên lưỡng lự. “Con không hề thích kiếm thuật, đúng không?” anh ta hỏi.
Có lẽ anh ta nói vậy bởi vì nghĩ tôi đã giỏi ma pháp nên không muốn học kiếm chăng? Đừng có hiểu lầm thế chứ. Tôi không có vấn đề gì với việc tập kiếm đâu, chỉ là tôi thích học ma pháp với Roxy thôi. Hơn là lăn lộn đầy mồ hôi ngoài sân với một gã đàn ông.
Tôi thuộc kiểu người thích ru rú ở trong nhà mà.
Tuy vậy, nhưng tôi cũng sẽ không để cái sở thích đó ngáng đường tương lai của mình được. Bởi tôi đã quyết tâm sẽ tận dụng cơ hội sống lần hai này. Và điều đó có nghĩa, là phải dốc hết sức cho cả ma pháp lẫn kiếm thuật.
“Không ạ,” Tôi đáp, “Con cũng muốn giỏi kiếm thuật giống như ma thuật vậy.”
Paul đỏ mặt vì tự hào, nở nụ cười rạng rỡ, rồi giơ cao thanh kiếm gỗ lên. “Được rồi! Vậy thì tới đi! Tấn công ta nào!”
Đúng là một người đơn giản mà.
Kiếm thuật và ma thuật. Tôi không biết tương lai mình sẽ nghiêng về thứ nào hơn. Thành thật mà nói, chọn cái nào cũng được thôi. Và tôi cũng muốn xây dựng mối quan hệ tốt với bố mẹ khi còn bé nữa.
“Vâng, thưa bố!” Tôi nói lớn.
Ở kiếp trước, tôi đã trở thành gánh nặng cho cha mẹ đến tận khi họ qua đời. Giá mà tôi có thể đối xử tốt hơn với họ, thì có lẽ nhưng người anh chị em của tôi đã không đến mức phải đuổi tôi ra khỏi nhà.
Lần này, tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể đối tốt với bố mẹ của mình.
***
Trong khi tôi bước đi những bước đầu tiên trên con đường kiếm thuật, thì việc học ma thuật của tôi đã chuyển dần sang hướng kỹ thuật và thực tiễn hơn.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu em thi triển lần lượt các phép Waterfall, Heat Island, and Icide Field?” Roxy hỏi.
“Em sẽ tạo ra sương mù ạ.”
“Đúng vậy, và tiếp theo làm sao em có thể dọn dẹp đống sương mù đó?”
“Ừm… em sẽ thi triển phép Heat Island lần nữa để có thể làm nóng mặt đất lên?”
“Chính xác. Giờ thì, hãy thử thi triển chúng xem nào.”
Bằng việc sử dụng các phép từ nhiều hệ khác nhau theo một thứ tự hợp lý, người ta có thể tạo ra các hiện tượng tự nhiên. Khái niệm này được gọi là Ma thuật hỗn hợp. Cuốn sách ma thuật có nhắc tới phép tạo mưa, nhưng sương mù thì lại hoàn toàn không có. Vậy nên, các pháp sư phải sáng tạo bằng cách kết hợp nhiều phép khác nhau liên tiếp để có thể tái tạo lại các hiện tượng thời tiết.
Kính hiển vi không tồn tại ở thế giới này, cho nên là họ vẫn chưa có thể khám phá hết các nguyên lý vận hành của tự nhiên. Vì vậy, có thể nói Ma thuật hỗn hợp giống như là sự kết tinh sáng tạo thiên tài của các pháp sư ngày xưa vậy.
Cá nhân tôi thì thấy chẳng cần phải phức tạp thế. Muốn tạo mây? Thi triển phép tạo mưa rồi cho nó rơi gần mặt đất là xong. Cái ý tưởng tạo ra hiện tượng tự nhiên một cách chủ đích khá dễ hiểu. Chỉ cần tư duy ngược một chút, bạn có thể tạo ra kha khá thứ đó.
Riêng với tôi thì, nói dễ hơn làm.
“Ma thuật có thể làm mọi thứ, đúng không ạ?” Tôi hỏi Roxy.
“Nó không thể làm được mọi thứ,” Roxy nghiêm nghị đáp. “Em không nên quá ỷ lại vào ma pháp. Hãy giữ một cái đầu lạnh và trau dồi năng lực để làm những điều em nên làm, chứ không phải chỉ là những gì em có thể làm.” Dù Roxy nói vậy, đầu óc tôi thì chỉ toàn nghĩ đến súng liên thanh và áo choàng tàng hình. “Vả lại, nếu em cứ rêu rao rằng mình làm được mọi thứ, thì sẽ có ngày những thứ em không thể đối phó được sẽ xuất hiện đấy.”
“Cô đang nói đến kinh nghiệm ạ?”
“Phải, đúng vậy”
Chà, chắc tôi sẽ phải khắc sâu điều này vào trong đầu. Tôi không muốn gặp phải những rắc rối quá tầm với mình.
“Có phải pháp sư sẽ thường gặp nhiều rắc rối trong công việc lắm ạ” Tôi hỏi.
“Ồ, có chứ. Dù sao pháp sư Cấp Cao thì cũng chẳng có nhiều.”
Người ta bảo rằng cứ 20 người thì chỉ có 1 người học được cách chiến đấu, và trong số đó, chỉ 1 trong 20 người là pháp sư. Vậy là tỷ lệ trở thành pháp sư thực chiến rơi vào khoảng 1 trên 400.
Tuy nhiên, pháp sư nói chung thì không hiếm lắm.
“Chỉ có 1 trên 100 pháp sư thực sự học được bài bản và tốt nghiệp trường ma pháp, đạt tới cấp Cao,” Roxy nói.
Điều đó có nghĩa là pháp sư Cấp Cao là 1 trên 40,000 người. Nếu ta tính thêm cả phép Sơ cấp và Trung cấp, thì số lượng phép kết hợp khả dụng sẽ tăng lên đáng kể, đó là lý do tại sao Ma thuật hỗn hợp lại được ưa chuộng tới vậy. Và muốn làm gia sư ma pháp ở vùng này, bạn cần phải ít nhất là ma thuật sư cấp cao hoặc cao hơn.
Yêu cầu thì khá là cao, nhưng kết quả đem lại thì khá là mạnh mẽ.
“Vậy là có cả trường dạy ma thuật ạ?” Tôi hỏi.
“Đúng vậy. Ở các quốc gia lớn thì có rất nhiều các trường ma pháp.”
Tôi cũng có thể đoán ra được kha khá rồi, nhưng vẫn thấy bất ngờ. Trường ma pháp ư? Liệu có nên thử trải nghiệm giai đoạn học đường luôn không nhỉ?
“Nhưng ngôi trường lớn nhất,” Roxy nói tiếp, “là Đại học Ma pháp Ranoa.”
Uầy, họ còn có cả đại học cho ma pháp luôn sao?
“Vậy trường đại học có khác gì so với các trường ma pháp khác không ạ?”
“Họ có cơ sơ vật chất tuyệt vời, và một đội ngũ giảng viên xuất sắc. Em sẽ được tiếp cận với những khóa học tiên tiến và hiện đại hơn hẳn so với các trường khác, theo như cô đoán là vậy.”
“Có phải cô cũng học ở Đại học Ma Pháp đúng không ạ, cô Roxy?”
“Phải. Các trường ma pháp thường có quy định rất nghiêm ngặt, vậy nên Đại học Ma pháp Ranoa là ngôi trường duy nhất cô có thể vào được.”
Nghe đâu, tuy các trường ma pháp khác ở Ranoa sẽ cho phép trẻ em quý tộc như tôi theo học, nhưng họ cũng có thể từ chối bất kỳ ai không phải là con người. Dù sự phân biệt đối xử với ma tộc đang dần giảm bớt, nhưng thành kiến xem ra vẫn còn rất nặng.
“Đại học Ma pháp Ranoa thì không dựa trên mấy quy định quái đản hay lòng tự tôn mù quáng gì cả. Theo lý thuyết, họ sẽ không đuổi học em chỉ vì em hơi lập dị. Họ chấp nhận học viên từ mọi chủng tộc, và mỗi chủng tộc còn được khuyến khích nghiên cứu ma pháp đặc trưng riêng của mình. Nếu Rudy muốn tiếp tục học sâu hơn về ma pháp, cô rất khuyến khích em trọn Đại học Ranoa.”
Phải nói là Roxy rất biết cách quảng bá cho trường cũ của mình thật. Dù sao thì tôi đang đi hơi xa chủ đề chính rồi. Và kể cả giờ tôi có vào đại học, thì kiểu gì tôi cũng bị hành cho sấp mặt thôi.
“Em nghĩ nó vẫn còn khá sớm đế quyết định chuyện đó,” Tôi lẩm bẩm.
“Đúng vậy. Em vẫn còn có thể theo đuổi kỳ vọng của cha Paul- trở thành một kiếm sĩ hoặc hiệp sĩ. Bởi cũng có nhiều người được phong làm hiệp sĩ nhưng vẫn từng học Đại học Ma pháp mà. Vì thế, em không cần phải chọn giữa kiếm thuật và pháp thuật. Em vẫn có thể trở thành một ma kiếm sĩ hoặc phép hiệp sĩ đúng không?”
“Vâng ạ.”
Có vẻ Roxy đang lo lắng điều ngược lại với Paul. Paul thì sợ tôi quá nghiêng về ma pháp, còn Roxy thì lo rằng tôi không còn hứng thú với ma pháp nữa. Dạo gần đây, lượng ma lực của tôi tăng rõ rệt, và tôi đã hiểu rõ phần lớn các lý luận phép thuật. Vì vậy, trong các buổi học tôi thường hay mất tập trung và dễ xao nhãng. Cộng thêm việc tôi đã phải học ma pháp từ năm ba tuổi, cho nên chắc cô ấy cũng nghĩ là tôi bắt đầu chán nó rồi.
Paul thì thấy tôi có thiên phú trong ma pháp; Roxy thì thấy sự quyết tâm của tôi với kiếm thuật. Với những quan điểm đối lập như vậy, họ đang hướng tôi tới con đường ở giữa.
“Chúng ta đang nói tới những chuyện khá là xa vời, đúng không ạ?” Tôi nói.
“Với em, đúng là như vậy.” Roxy mỉm cười có vẻ đợm buồn. “Sớm thôi cô sẽ hết cái có thể dạy em, bởi vậy nên ngày tốt nghiệp của em đang đến rất gần, cho nên nói chuyện tương lại bây giờ cũng chẳng phải quá sớm đâu.”
Chờ đã… tốt nghiệp?


0 Bình luận