Tóm tắt
Selene sống trên hòn đảo Solarisle nằm cách xa với đất liền. Cô luôn tò mò và muốn tìm hiểu về thế giới ngoài kia là như thế nào nhưng tất cả mọi người xung quanh, bao gồm cả mẹ của cô đều ngăn cản Selene làm điều đó. Thế giới bên ngoài kia có thật sự đáng sợ như những gì người ta nói? Điều gì thật sự chờ đợi Selene ở bên kia đại dương. Tất cả sẽ được bật mí trong một cuộc hành trình đầy kì diệu và nhiều cảm xúc khác nhau.
-
03/04/2025
-
03/04/2025
-
07/04/2025
119 Bình luận
Selene-chan là nhân vật trung tâm của câu chuyện, nơi Mâu thuẫn (Conflict) đầu tiên được làm rõ: Cô lập đối chọi với Tự do. Em luôn hướng ánh nhìn về phía khơi xa, như thể trong một thoáng đã thoát khỏi hiện thực giam cầm. Nhưng rồi, khao khát vẫn chỉ là khao khát, và khoảnh khắc ấy cũng chỉ là một cái chớp mắt. Sự cô lập vẫn đè nặng, trói buộc em trên hòn đảo này.
Động lực (Motivation) của em được thể hiện đại khái qua cảm giác “mình chưa biết gì về thế giới này”. Em chán chường với cuộc sống hiện tại, với chính bản thân mình, nhưng vẫn chấp nhận - cúi rụp đầu, nhắm mắt, nắm chặt cây trượng, chờ một hình phạt. Biết rằng sẽ không có câu trả lời mình mong muốn, em vẫn lặng lẽ rời đi.
Selene-chan là người tò mò - thể hiện qua những câu hỏi dành cho Giáo sư Raedan về ma thuật và cuộc chiến 40 năm trước. Dù không có hồi đáp, em vẫn gõ cửa thư phòng và bước vào. Sự tò mò thôi thúc ấy chính là một phần con người em. Em giữ mối quan hệ không quá thân nhưng cũng chẳng lạnh nhạt với thầy Raedan. Em lắng nghe ông, còn ông thì luôn giữ kín những điều chưa nói.
Hình ảnh tòa tháp trên đỉnh đồi, đối lập với thị trấn nhộn nhịp phía dưới, khiến nó vừa nguy nga, lại thêm vẻ hiu quạnh.
Mâu thuẫn sâu xa hơn nảy sinh từ khao khát của em và sự ngăn cấm từ mẹ. Việc em học nấu ăn dường như là cách để làm mẹ hài lòng - hành động phản ánh tính cách: vừa chấp nhận, vừa đấu tranh. Người mẹ cũng thường nhìn ra biển, nhưng vì một lý do khác - có thể sẽ còn được khai thác thêm trong tương lai. Biển, vì vậy, mang hai mặt: tự do và giam cầm, là hiện thực không ngừng gợi nhắc. Sự vắng mặt của người cha để lại một khoảng trống âm ỉ, đặt nền móng cho những mâu thuẫn sắp tới.
Từ đó, câu chuyện mở ra nhiều plotline hứa hẹn - bắt đầu từ sự tò mò, khát vọng tự do và thế giới rộng lớn ngoài kia. Khao khát vẫn còn đó, nhưng em vẫn chưa thể chạm tới. Và có lẽ, điều em cần lúc này… là một Sự kiện Thúc đẩy (Inciting Incident) - để có thể cất bước trên hành trình tìm kiếm điều mình hằng mong.
Chúc em tìm được hạnh phúc.
Orz
1. Câu "Phiền quá" cảm giác đoạn thoại này hơi hiền so với tính cách nhân vật đã xây dựng. Vì trước đó Anatasia đã bị ngã do tác động từ Nerian, nên nếu lời thoại được làm gay gắt hơn, ví dụ như “Tránh ra” hoặc “Đừng chạm vào tao”, thì sẽ hợp với diễn biến và làm nổi bật tính cách của nhân vật. Điều này cũng giúp kết nối mượt hơn với phân đoạn Anatasia ngã xuống đất.
2. Về đoạn:
“Chỉ cần làm bạn với một đứa phiền phức như mày là đủ liên quan rồi. À, tao cũng nghe người ta nói những ai thân thiết với nó không có kết cục tốt đẹp đâu.”
Vì nhân vật được miêu tả là xuất thân từ gia đình quý tộc nên mình nghĩ nếu dùng kiểu thoại mỉa mai, kháy đểu một chút sẽ hay hơn. Ví dụ như:
“Làm bạn với loại như mày là đủ rồi. À mà tao có nghe đồn, ai thân với con nhỏ đó đều chẳng có kết cục tốt đẹp gì.
Ý tao là...Mày biết đấy, tao muốn xem mày sẽ trụ được đến đâu.”
3. Đoạn:
“Mày là pháp sư hay du côn vậy? Chỉ biết đấm với đá thôi sao?”
Mình nghĩ có thể tận dụng đoạn thoại này để bộc lộ rõ hơn tính cách của nhân vật. Nếu Nerian là kiểu người khinh thường những kẻ không “xứng tầm”, thì cậu ta có thể nói với vẻ như đang đánh giá cao, thật chất đó là một lời chê bai, không cần gắt nhưng vẫn mang nghĩa sâu cay, ví dụ như:
“Mày đá cũng khá đấy, hẳn đó là lý do vì sao cái trường này không hợp với đứa như mày.”
Tóm lại: Ý mình là, tác giả nên tận dụng thoại tốt hơn vì nó sẽ giúp người đọc hiểu bản chất và tính cách của nhân vật. Đồng thời nó cũng sẽ khiến câu truyện có hồn hơn nữa.
Hóng cha xứ add plot bỏ cá vào túi hoặc sống chung với ông bà ngoại 💀(trích dizz trính tả anh tai lơ)