Tóm tắt
Bác sĩ cấp cứu là người đầu tiên tiếp cận với bệnh nhân, phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác.
Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh là người ngồi sau màn hình, đưa ra những phán đoán tỉ mỉ và thận trọng.
Nói ngắn gọn: cấp cứu đưa câu hỏi, chẩn đoán hình ảnh đưa "con mắt" để trả lời.
Thế nhưng, tại bệnh viện quân y II Hà Nội lại có một ngoại lệ đặc biệt.
Bác sĩ Vũ Diệp Phong Nam, chuyên khoa chẩn đoán cấp cứu.
Chẩn đoán cấp cứu là gì ư? Hỏi Y Thành Hoàng ấy.
-
11/04/2025
3 Bình luận
Những phần sau thì cải thiện hơn, tuy mật độ thuật ngữ vẫn khá là cao có thể khiến người đọc khó chịu. Trừ khi tác chỉ muốn người trong ngành đọc, còn không thì cần phải chấp nhận lược bỏ một số chi tiết để khiến nó đại chúng hơn.
Về nhân vật, mới chương 1 nên chưa thể đánh giá nhiều. Chỉ có nhân vật Hằng, cốp to, được miêu tả rất đẹp, điều dưỡng nhưng lại thiếu 1 số kiến thức cơ bản trong ngành, nhắc STIs cũng ngại (??)
Về phần điều trị, cái này em chịu, chưa đủ trình để đánh giá gì hết. Em chỉ có câu hỏi là tại sao bệnh nhân vừa trải qua sốc phản vệ (2 lần?) mà lại thực hiện test dị ứng ngay sau đó. Hơn nữa, BN chỉ thể hiện việc dị ứng nhóm beta lactam, tại sao không tiếp tục điều trị bằng Aztreonam hay nhóm quinolone?
Tóm lại, khá ổn đối với e. Trông chờ các chương tiếp theo sẽ càng cải thiện!👍
Người đọc không cần biết quá kĩ như vậy, họ cần hiểu diễn biến câu chuyện qua cách bạn triển khai, chứ không phải một cú nhảy ngang qua học y bất đắc dĩ và thê thảm hơn họ còn chưa học qua năm nhất trường y để nắm được tổng quan tất cả thông tin bạn nêu ra nữa. Cho nên bạn có thể nghiên cứu thêm về cách show những cái cốt lõi để người đọc hiểu, hơn là đi quá chi tiết các dữ liệu đó ra.
Mình cũng có một truyện viết ở mức nhẹ hơn như thế mà độc giả còn rên rỉ vì nặng đó, nên bạn xem thử xem triển khai cách giảm tải data hơn xem.
Ví dụ chương 2 của mình: Diễn tiến mình còn chẳng khui kĩ, nhưng vẫn có bám lấy logic y khoa. Bạn thử xem cách triển khai thế nó có đỡ hơn không?